Bảo lưu điều ước quốc tế là gì? Hồ sơ trình bổ sung về việc phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài gồm những gì?
Bảo lưu điều ước quốc tế là gì?
Bảo lưu điều ước quốc tế được giải thích tại 15 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Bảo lưu là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế.
Theo đó, bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế.
Bảo lưu điều ước quốc tế là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình bổ sung về việc phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài gồm những gì?
Hồ sơ trình bổ sung về việc phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài gồm những tài liệu được quy định khoản 3 Điều 48 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm nêu rõ yêu cầu, nội dung chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; kiến nghị thời điểm đưa ra chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu và hậu quả pháp lý của việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu trong tờ trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế được phép bảo lưu nhưng phải có sự chấp nhận của các bên ký kết đối với bảo lưu được đưa ra.
2. Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế sau khi cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế thì Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đề xuất ngay khi nhận được thông tin về việc bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Hồ sơ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan đề xuất có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Văn bản điều ước quốc tế;
c) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Như vậy, hồ sơ trình bổ sung về việc phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài gồm:
- Tờ trình của cơ quan đề xuất có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
- Văn bản điều ước quốc tế;
- Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Thẩm quyền quyết định phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài được quy định như thế nào?
Thẩm quyền quyết định phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài được quy định theo Điều 49 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
1. Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
2. Chủ tịch nước quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước quyết định ký, phê chuẩn hoặc gia nhập.
3. Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định ký, phê duyệt hoặc gia nhập.
4. Việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài phải được thể hiện bằng văn bản.
Như vậy, thẩm quyền quyết định phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài được quy định như sau:
- Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
- Chủ tịch nước quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước quyết định ký, phê chuẩn hoặc gia nhập.
- Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định ký, phê duyệt hoặc gia nhập.
- Việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài phải được thể hiện bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
- 23 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 12 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp thứ mấy 2025?
- Ngày 25 tháng 1 là ngày gì? Ngày 25 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 25 tháng 1 dương lịch được nghỉ tết chưa?
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?