Theo tôi được biết, đối với chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân, Nhà nước sẽ quy định những nguyên tắc áp dụng cụ thể. Vậy đó là những nguyên tắc nào? Khi thực hiện bảo hiểm nông nghiệp dựa trên hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng đó cần tuân thủ những nội dung gì? Cần tuân thủ điều kiện gì khi lập hợp đồng?
Tôi được biết hiện nay Nhà nước có quy định chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đối với những tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện. Vậy tổ chức tôi thực hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó có cả hoạt động nuôi gia cầm thì được hỗ trợ không? Nếu được thì mức hỗ trợ tối đa là bao nhiêu? Trường hợp có dịch bệnh về gia cầm (như dịch cúm H5N1) thì có thuộc nhóm rủi ro được hỗ trợ không? Nguồn kinh phí hỗ trợ được lấy từ đâu?
Theo tôi được biết, để thực hiện việc hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, tổ chức, cá nhân cần ký kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp với doanh nghiệp. Vậy trên cùng một hợp đồng, tổ chức, cá nhân có thể tham gia giao kết với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm không? Doanh nghiệp bảo hiểm có được phân tán rủi ro khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp theo phương thức đồng bảo hiểm không?
Theo quy định của Nhà nước, chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được áp dụng với một số tổ chức, cá nhân, trong đó có tổ chức sản xuất nông nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện. Doanh nghiệp của tôi cũng là một tổ chức sản xuất nông nghiệp được nhận hỗ trợ, tuy nhiên hiện nay vì điều kiện kinh doanh nên phải chuyển địa bàn. Vậy trường hợp địa bàn không thuộc danh mục vùng được nhận hỗ trợ thì doanh nghiệp tôi có phải hoàn lại khoản phí bảo hiểm nông nghiệp đã được hỗ trợ không? Trình tự thực hiện như thế nào?
Theo luật mới mình được biết là tư vấn bảo hiểm phải có bằng đại học. Nhưng thường mình thấy các cá nhân thường làm tư vấn với tư cách là đại lý bảo hiểm. Nghĩa là có học và thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm của bộ tài chính cấp. Vậy cho mình hỏi tổ
chức, cá nhân là đại lý bảo hiểm có đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm hay không? Hoạt động đại lý bảo hiểm gồm những nội dung chính là gì?
Em có tham gia bảo hiểm xã hội được 1 năm 7 tháng. Hiện tại em đã nghỉ việc và ngừng đóng bảo hiểm xã hội 1 thời gian dài. Xin hỏi nếu hiện tại em đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức tự nguyện thì có được hưởng trợ cấp thai sản không? Trong trường hợp không được hưởng, vui lòng tư vấn giúp em điều kiện để được hưởng chế độ thai sản đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng được ạ. Em cảm ơn.
Tôi là nam, công tác liên tục ở ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, đã có 18 năm làm nghề đến nay đã 55 tuổi 6 tháng thì không biết tôi đã đủ điều kiện về hưu chưa? Nếu như đã đủ điều kiện về hưu mà tôi vẫn còn sức khỏe để làm việc đến năm 60 tuổi 6 tháng tức là năm 2023 mới nghỉ. Như vậy, số năm dư đó được tính như thế nào và được hưởng chế độ gì khi về hưu?
Người lao động đi làm thì được 29 năm 10 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Nếu năm nay (2022) người lao động xin nghỉ việc, vậy chế độ nghỉ hưu hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn!
Lao động nam 59 tuổi, đã tham gia bảo hiểm xã hội được 24 năm. Xin hỏi, tỉ lệ hưởng lương hưu tháng được tính dựa trên số năm tham gia bảo hiểm xã hội hay mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng? Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng thế nào?
Con của tôi 02 tháng tuổi, nhập viện cấp cứu ngày 22/5/2022 do suy hô hấp, khó thở. Vì không có thẻ BHYT và các giấy tờ tùy thân nên gia đình tôi phải nộp ứng trước 500.000 đồng. Do chưa được cấp thẻ BHYT, nên ngày 23/5/2022, tôi đem Giấy Chứng sinh của con đến nộp tại Bệnh viện thì được trả lời chỉ thanh toán BHYT từ lúc nhận được Giấy Chứng sinh, còn khi nhập viện không có Giấy Chứng sinh thì không được thanh toán BHYT. Vậy, nhân viên của Bệnh viện trả lời như trên có đúng không?
Chị muốn hỏi nếu quá trình đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn thì có làm ảnh hưởng đến việc hưởng bảo hiểm xã hội hay không? Trường hợp chị bị bệnh phải nhập viện thì có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội chế độ ốm đau không? Thời gian được hưởng bảo hiểm của chị được tính như thế nào? Giúp chị với nhé!
Bên tôi có trường hợp anh công nhân A bị tai nạn lao động, khi đi giám định thì bác sĩ thông báo anh A bị suy giảm khả năng lao động 44%. Vậy tôi phải giải quyết chế độ tai nạn lao động cho họ như thế nào ạ? Hướng dẫn cụ thể giúp tôi. Xin cảm ơn.
Tôi đi làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn cũng đã được 15 năm, có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, sắp tới sẽ đến tuổi nghỉ hưu. Tôi muốn hỏi pháp luật hiện hành quy định như thế nào về chế độ hưu trí? Để hưởng chế độ này tôi cần đáp ứng những điều kiện nào? Thời điểm hưởng lương hưu theo chế độ hưu trí là khi nào?
Tôi được bổ nhiệm làm việc và giữ chức vụ quản lý trong Ủy ban nhân dân xã. Kể từ lúc này, tôi cũng được xem là một cán bộ xã đúng không? vậy tôi có bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Tôi muốn biết cùng giữ chức vụ quản lý nhưng trong trường hợp đó là người làm việc trong doanh nghiệp thì có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Vì tôi có 2 sổ bảo hiểm xã hội tương ứng với hai nơi làm việc khác nhau nên hiện tại có nhu cầu gộp sổ bảo hiểm xã hội. Tôi muốn biết người lao động có thể tự đi gộp sổ bảo hiểm xã hội không? Quá trình gộp sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động làm việc ở nhiều nơi khác nhau tốn thời gian bao lâu? Hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội được lập như thế nào?
Người lao động là người nước ngoài có giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Người này cũng đã có giao kết hợp đồng lao động một cách hợp pháp với công ty ở Việt Nam. Đồng thời, nếu ngưng làm việc trong vòng một tháng thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
Tôi muốn biết tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội có thể đóng bằng ngoại tệ không? Vì công ty tôi là công ty nước ngoài nên sẽ có lúc trả lương bằng ngoại tệ. Nếu được, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được lấy từ những khoản nào? Trường hợp người lao động bị tạm giam thì có được tạm dừng việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Tôi muốn hỏi người lao động là người nước ngoài có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc tại Việt Nam không? Nếu được thì cần thực hiện những chế độ nào? Đối tượng này được hưởng lương hưu theo chế độ hư trí khi nào? Trường hợp người lao động là người nước ngoài bắt đầu tham gia bảo hiểm theo quy định từ tháng 12/2018 và đến tháng 9/2019 thì nghỉ việc. Vậy trong trường hợp này, nếu người lao động muốn thanh toán chế độ bảo hiểm 1 lần thì có đủ điều kiện để hưởng chế độ thanh toán bảo hiểm 1 lần hay không?
Tôi và công ty thỏa thuận là ký hợp đồng lao động 2 năm và ghi trên giấy tờ là có đóng, nhưng trên thực tế công ty không đóng bảo hiểm xã hội. Vậy, thỏa thuận này có trái pháp luật không và nếu trái pháp luật khi bị phát hiện công ty tôi có bị xử phạt gì không? Cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình tài liệu liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?