Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng? Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam?
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 78/2014/QĐ-TTg quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Trụ sở chính của Quỹ đặt tại thành phố Hà Nội.
2. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng cho vay lãi suất ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu không nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.
3. Tên giao dịch của Quỹ bằng tiếng Anh: Vietnam Environment Protection Fund, viết tắt là VEPF.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng? Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam? (Hình từ Internet)
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quy định như thế nào?
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quy định tại Điều 158 Nghị định 08/2022/NĐ-CP bao gồm:
(1) Vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 3.000 tỷ đồng được hình thành từ các nguồn sau: Vốn điều lệ đã được ngân sách nhà nước cấp và quỹ đầu tư phát triển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển; ngân sách nhà nước cấp từ nguồn đầu tư công theo quy định của pháp luật.
Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Quỹ đầu tư phát triển;
- Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ theo quy định của pháp luật.
(2) Vốn khác gồm:
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Vốn hoạt động của Quỹ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;
- Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là gì?
Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quy định tại Điều 4 Quyết định 78/2014/QĐ-TTg như sau:
(1) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn quốc.
(2) Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.
(3) Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các dự án bảo vệ môi trường vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
(4) Tài trợ, đồng tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường:
- Xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường, thiên tai gây ra, các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về quản lý, khai thác tài nguyên và môi trường biển và hải đảo;
- Thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch, nhiệm vụ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Hỗ trợ trao các giải thưởng về môi trường, các hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường;
- Thực hiện các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
(5) Nhận ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản.
(6) Nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với các tổ chức và cá nhân trong nhập khẩu phế liệu.
(7) Thực hiện một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch (CDM), bao gồm:
- Tổ chức theo dõi, quản lý, thu lệ phí bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) được Ban Chấp hành quốc tế về CDM cấp cho các dự án CDM thực hiện tại Việt Nam;
- Chi hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch (CDM); xem xét, phê duyệt tài liệu dự án CDM; quản lý và giám sát dự án CDM;
- Trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM.
(8) Hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới điện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và theo quy định của pháp luật hiện hành.
(9) Hỗ trợ tài chính đối với các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật.
(10) Tổ chức thẩm định, phê duyệt mức, thời gian và hình thức hỗ trợ tài chính đối với các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng vốn hỗ trợ từ Quỹ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
(11) Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định các nội dung và hình thức hỗ trợ phát sinh trong quá trình hoạt động.
(12) Thực hiện các chương trình, đề án, dự án và nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?