Người lao động là người nước ngoài ngưng làm việc trong vòng một tháng thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- Người lao động là người nước ngoài có giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- Người lao động là người nước ngoài ngưng làm việc trong vòng một tháng thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- Người lao động là người nước ngoài giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
Người lao động là người nước ngoài có giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều này quy định người lao động thuộc những đối tượng nêu trên không thuộc trường hợp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
"a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động."
Như vậy, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nếu có giấy phép lao động và có hợp đồng lao động (thuộc loại không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam), đồng thời không thuộc các trường hợp tại khoản 2 nêu trên thì được quyền tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người lao động là người nước ngoài ngưng làm việc trong vòng một tháng thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Người lao động là người nước ngoài ngưng làm việc trong vòng một tháng thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định tại Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
"1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản."
Căn cứ quy định trên, trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Cho nên trong trường hợp ngưng làm việc trong vòng 1 tháng, tất nhiên sẽ không đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó. Đồng thời, thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
"1. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này."
Như vậy, người sử dụng lao động cũng không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp không làm việc trong vòng 1 tháng như bạn đã nêu.
Người lao động là người nước ngoài giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
"4. Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết."
Theo đó, nếu người lao động là người nước ngoài đã giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nếu có giấy phép lao động và có giao kết hợp đồng lao động một cách hợp pháp thì sẽ thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Đồng thời, trường hợp người lao động không làm việc trong vòng một tháng, cả người sử dụng lao động và người lao động đều không đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
- 23 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 12 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp thứ mấy 2025?