Báo cáo tự đánh giá trường mầm non có được công bố lên trang thông tin điện tử của nhà trường không?
- Báo cáo tự đánh giá trường mầm non có được công bố lên trang thông tin điện tử của nhà trường không?
- Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá trường mầm non như thế nào?
- Để triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá trường mầm non, nhà trường có trách nhiệm như thế nào?
Báo cáo tự đánh giá trường mầm non có được công bố lên trang thông tin điện tử của nhà trường không?
Theo tiểu mục 6 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non tại bước Công bố báo cáo tự đánh giá, công văn hướng dẫn như sau:
QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ
Quy trình tự đánh giá (TĐG) trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23, Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:
...
6. Công bố báo cáo tự đánh giá
Báo cáo TĐG đã hoàn thiện sẽ được nhà trường công bố trong phạm vi nhà trường. Khuyến khích công bố các kết quả TĐG của báo cáo TĐG (tệp pdf) lên trang thông tin điện tử của nhà trường.
Như vậy, báo cáo tự đánh giá trường mầm non đã hoàn thiện sẽ được nhà trường công bố trong phạm vi nhà trường. Khuyến khích công bố các kết quả tự đánh giá của báo cáo tự đánh giá (tệp pdf) lên trang thông tin điện tử của nhà trường.
Tự đánh giá trường mầm non (Hình từ Internet)
Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá trường mầm non như thế nào?
Theo tiểu mục 7 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non tại bước Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá, công văn hướng dẫn như sau:
QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ
...
7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá
a) Thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng được đề ra trong báo cáo TĐG để cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường;
b) Gửi báo cáo TĐG cho cơ quan quản lý trực tiếp kèm theo công văn đề nghị được quan tâm, hỗ trợ trong quá trình thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng theo kế hoạch cải tiến chất lượng đã nêu trong báo cáo TĐG;
c) Hằng năm, báo cáo TĐG được cập nhật (dưới dạng báo cáo bổ sung) và lưu trữ tại nhà trường;
...
Như vậy, thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng được đề ra trong báo cáo tự đánh giá trường mầm non để cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường.
Gửi báo cáo tự đánh giá trường mầm non cho cơ quan quản lý trực tiếp kèm theo công văn đề nghị được quan tâm, hỗ trợ trong quá trình thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng theo kế hoạch cải tiến chất lượng đã nêu trong báo cáo tự đánh giá;
Hằng năm, báo cáo tự đánh giá trường mầm non được cập nhật (dưới dạng báo cáo bổ sung) và lưu trữ tại nhà trường.
Để triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá trường mầm non, nhà trường có trách nhiệm như thế nào?
Theo tiết đ tiểu mục 7 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non. Cụ thể tại bước Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá, công văn hướng dẫn như sau:
Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá
...
đ) Nhà trường thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 43 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.
Tại Điều 43 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của trường mầm non như sau:
Trách nhiệm của trường mầm non
1. Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương lập kế hoạch xây dựng và phát triển, phấn đấu trong từng giai đoạn để trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục, đạt chuẩn quốc gia.
2. Tổ chức tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia khi xét thấy đảm bảo các tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non tại Quy định này.
3. Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ quan quản lý. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện cải tiến chất lượng đối với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát.
4. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến các hoạt động của nhà trường, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài đúng thời hạn.
5. Duy trì, phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng.
Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?