Báo cáo tài chính về thu chi ngân sách xã phải được Kho bạc Nhà nước gửi lên hệ thống TABMIS không?
Báo cáo tài chính về thu chi ngân sách xã phải được Kho bạc Nhà nước gửi lên hệ thống TABMIS không?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về trách nhiệm chung trong khai thác báo cáo tài chính như sau:
Trách nhiệm khai thác báo cáo tài chính
1. Quy định chung
Các đơn vị tham gia TABMIS tự thực hiện việc truy vấn thông tin, khai thác báo cáo theo phân quyền trên hệ thống TABMIS, Kho dữ liệu thu - chi NSNN và Kho dữ liệu và công cụ thống kê, phân tích nghiệp vụ để nắm bắt thông tin trong việc điều hành, ra quyết định quản lý. Ngoài ra, các cơ quan tài chính, các đơn vị KBNN phải chịu trách nhiệm in ra giấy và thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý đối với các loại báo cáo liên quan theo quy định. Cụ thể như sau:
a) Báo cáo ngày và các báo cáo đột xuất: Cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị có liên quan theo phân quyền truy vấn và khai thác báo cáo trên các hệ thống theo yêu cầu cung cấp thông tin báo cáo.
b) Báo cáo tháng: Cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị có liên quan theo phân quyền truy vấn và khai thác báo cáo trực tiếp trên hệ thống. Các đơn vị KBNN tổng hợp báo cáo trên cơ sở dữ liệu kế toán, đồng thời in báo cáo trên giấy để phục vụ công tác lưu trữ số liệu theo yêu cầu và cung cấp cho các cơ quan, đơn vị theo quy định.
c) Báo cáo năm và báo cáo quyết toán: Cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị có liên quan theo phân quyền truy vấn và khai thác báo cáo trực tiếp trên hệ thống. Cơ quan Tài chính và KBNN có trách nhiệm tổng hợp báo cáo trên cơ sở dữ liệu kế toán, đồng thời in báo cáo trên giấy để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị và phục vụ công tác lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định.
Riêng báo cáo thu chi ngân sách xã (phường, thị trấn), KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Phòng Giao dịch thuộc KBNN tỉnh tổng hợp và in báo cáo trên giấy gửi cho Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) theo quy định.
...
Theo đó, đối với báo cáo tài chính về thu chi ngân sách xã thì Kho bạc Nhà nước quận không phải gửi lên hệ thống TABMIS mà phải tổng hợp và in báo cáo trên giấy gửi cho Ủy ban nhân dân xã.
Báo cáo tài chính (Hình từ Internet)
Trên báo cáo tài chính của đơn vị Kho bạc Nhà nước phải đảm bảo những yếu tổ pháp lý nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Thông tư 77/2017/TT-BTC trách nhiệm của các đơn vị Kho bạc Nhà nước như sau:
Trách nhiệm khai thác báo cáo tài chính
...
2. Trách nhiệm của các đơn vị KBNN
Ngoài việc các đơn vị tham gia TABMIS trực tiếp truy vấn và khai thác báo cáo, theo yêu cầu quản lý, các đơn vị KBNN phải gửi các báo cáo tài chính có đầy đủ yếu tố pháp lý cho các cơ quan, đơn vị theo quy định.
Các loại báo cáo tài chính được in trên giấy trước khi in gửi các đơn vị có liên quan (theo quy định) phải được đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về số liệu, tính chất, nội dung kinh tế. Khi gửi báo cáo giấy, trên báo cáo giấy phải có đầy đủ các yếu tố pháp lý gồm: Dấu của đơn vị, chữ ký của người lập, Kế toán trưởng và Giám đốc KBNN.
Báo cáo dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử trên chương trình TABMIS phải được xử lý kỹ thuật tin học, đảm bảo xác định được trách nhiệm của người lập, nộp báo cáo và đảm bảo chỉ có người nhận theo quy định mới có thể xem, in báo cáo.
Trường hợp các đơn vị kế toán bị chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động.
Giám đốc và Kế toán trưởng KBNN chịu trách nhiệm về sự chính xác, đầy đủ, kịp thời trong việc tổng hợp báo cáo và nộp báo cáo tài chính (báo cáo giấy), đồng thời đảm bảo bí mật về số liệu, tài liệu theo các quy định hiện hành về lưu trữ, công bố và cung cấp thông tin.
KBNN có trách nhiệm cung cấp, cập nhật công thức tính toán các chi tiêu báo cáo gửi cho Cục Tin học – Thống kê tài chính chậm nhất 01 ngày khi có thay đổi công thức báo cáo trên hệ thống TABMIS.
...
Như vậy, báo cáo tài chính của các đơn vị Kho bạc Nhà nước phải đảm bảo những yếu tố pháp lý như: Dấu của đơn vị, chữ ký của người lập, Kế toán trưởng và Giám đốc kho bạc nhà nước.
Báo cáo tài chính về quyết toán thu chi ngân sách nhà nước phải được chốt số liệu theo mấy giai đoạn?
Căn cứ Điều 61 Thông tư 77/2017/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 19/2020/TT-BTC) quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo tài chính như sau:
Thời điểm chốt số liệu để nộp báo cáo tài chính
1. Thời điểm chốt số liệu báo cáo tài chính tháng, năm (12 tháng) là ngày 05 của tháng tiếp theo (lấy theo ngày kết sổ). Các đơn vị KBNN thực hiện lập, nộp báo cáo theo quy định tại phụ lục V “Danh mục và mẫu biểu báo cáo tài chính, báo cáo quản trị” kèm theo Thông tư này. Mọi trường hợp thay đổi số liệu báo cáo tài chính tháng, năm (12 tháng) phải được sự đồng ý của KBNN cấp trên.
2. Thời điểm chốt số liệu báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm: được chia làm 3 giai đoạn:
a) Chốt số liệu hết thời gian chỉnh lý quyết toán: Số liệu được lấy đến hết ngày 31/01 năm sau. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo.
b) Chốt số liệu chuyển nguồn: Số liệu được lấy đến hết ngày 31/3 năm sau. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo.
c) Chốt số liệu quyết toán lần cuối cùng: Số liệu được lấy hết ngày 30/11 năm sau. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo. Trường hợp sau ngày 30/11 vẫn còn điều chỉnh số liệu quyết toán năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải có thuyết minh.
Từ quy định nêu trên thì báo cáo tài chính đối với quyết toán thu chi ngân sách nhà nước hàng năm phải chốt số liệu theo 03 gai đoạn:
- Chốt số liệu hết thời gian chỉnh lý quyết toán: Số liệu được lấy đến hết ngày 31/01 năm sau. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị kho bạc nhà nước nơi lập báo cáo.
- Chốt số liệu chuyển nguồn: Số liệu được lấy đến hết ngày 31/3 năm sau. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị kho bạc nhà nước nơi lập báo cáo.
- Chốt số liệu quyết toán lần cuối cùng: Số liệu được lấy hết ngày 30/11 năm sau. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị kho bạc nhà nước nơi lập báo cáo.
Trường hợp sau ngày 30/11 vẫn còn điều chỉnh số liệu quyết toán năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải có thuyết minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?