Báo cáo tài chính có được kê khai chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động ở mục chi phí trả trước hay không?
- Chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới có được xem là chi phí quảng cáo hay không?
- Báo cáo tài chính có được kê khai chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động ở mục chi phí trả trước không?
- Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức nào?
Chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới có được xem là chi phí quảng cáo hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 về quảng cáo như sau:
1. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 về phương tiện quảng cáo như sau:
Phương tiện quảng cáo
1. Báo chí.
2. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
3. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
4. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
5. Phương tiện giao thông.
6. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
7. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
8. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng, chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới được xem là chi phí quảng cáo.
Báo cáo tài chính có được kê khai chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động ở mục chi phí trả trước không?
Trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp có được kê khai chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động ở mục chi phí trả trước hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 47 Thông tư 200/2014/TT-BTC về tài khoản 242 - Chi phí trả trước như sau:
Tài khoản 242 - Chi phí trả trước
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau.
b) Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán.
- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,...) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;
- Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;
- Chi phí đi vay trả trước về lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu ngay khi phát hành;
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;
- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;
- Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán.
Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình được ghi nhận ngay là chi phí sản xuất kinh doanh, không ghi nhận là chi phí trả trước.
c) Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.
d) Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.
Như vậy, trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp được kê khai chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm ở mục chi phí trả trước.
Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 20 Luật Chứng khoán 2019 về Báo cáo tài chính
Theo đó, Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.
Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính là ý kiến chấp nhận toàn phần; trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện chào bán; tổ chức phát hành phải có tài liệu giải thích hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ.
Tóm lại, trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp được kê khai chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm ở mục chi phí trả trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?