Báo cáo đánh giá tác động môi trường (báo cáo ĐTM) có phải là một bộ phận của báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh?
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì báo cáo đánh giá tác động môi trường là Kết quả đánh giá tác động môi trường. Trong đó tại khoản 7 Điều 3 Luật này có giải thích:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường."
Như vậy có thể hiểu đây là báo cáo của các chủ đầu tư dự án phải phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án của mình và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Nội dung của báo cáo ĐTM được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
"Điều 32. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
d) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
đ) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
e) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
h) Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
i) Kết quả tham vấn;
k) Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư."
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (báo cáo ĐTM) có phải là một bộ phận của báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh?
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (báo cáo ĐTM) có phải là một bộ phận của báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh không?
Để trả lời câu hỏi trên thì phải tìm hiểu báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh là gì. Theo đó báo cáo hiện trạng môi trường được quy định tại Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
"Điều 120. Báo cáo hiện trạng môi trường
1. Báo cáo hiện trạng môi trường gồm báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường.
2. Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia 05 năm một lần để phục vụ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hằng năm, lập báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường của địa phương 05 năm một lần; hằng năm, lập báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; căn cứ các vấn đề bức xúc về môi trường của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định lập thêm báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường trên địa bàn.
3. Nội dung chính của báo cáo hiện trạng môi trường bao gồm:
a) Tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội;
b) Các tác động môi trường;
c) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường;
d) Các vấn đề bức xúc về môi trường và nguyên nhân;
đ) Tác động của môi trường đối với kinh tế, xã hội;
e) Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ môi trường; hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;
g) Dự báo thách thức về môi trường;
h) Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.
4. Hình thức báo cáo hiện trạng môi trường được quy định như sau:
a) Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia được trình Quốc hội tại kỳ họp trước kỳ họp cuối năm của năm cuối cùng của nhiệm kỳ; báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường cấp tỉnh được trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp thường lệ cuối năm của năm cuối cùng của nhiệm kỳ;
b) Báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia được công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước kỳ họp Quốc hội đầu tiên của năm tiếp theo; báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường địa phương được công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước kỳ họp thường lệ đầu tiên của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của năm tiếp theo.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập báo cáo hiện trạng môi trường; hướng dẫn việc triển khai thực hiện, lập báo cáo hiện trạng môi trường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh."
Như vậy có thể thấy báo cáo này do các cơ quan nhà nước có trách nhiệm lập, đối với Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ thực hiện lập báo cáo này 5 năm một lần, có thể hiểu đây là một loại báo cáo định kỳ.
Cùng với đó nội dung của báo cáo hiện trạng môi trường mang tính bao quát, rộng lớn còn báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ xoay quanh dự án của chủ đầu tư. Do vậy không thể nói báo cáo đánh giá tác động môi trường (báo cáo ĐTM) là một bộ phận của báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh.
Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh được lập theo phương pháp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 67 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh được lập theo mô hình Động lực - Sức ép - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (mô hình DPSIR).
Theo đó mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa:
- Động lực D: phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường
- Sức ép - P: các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường
- Hiện trạng - S: hiện trạng chất lượng môi trường
- Tác động - I: tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái
- Đáp ứng - R: các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?