Bao bì được coi là phù hợp cho tái chế hữu cơ khi nào? Báo cáo thử nghiệm bao bì phải có các thông tin nào?
Bao bì được coi là phù hợp cho tái chế hữu cơ khi nào?
Căn cứ tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12259:2018 (ISO 18606:2013) có quy định như sau:
Nguyên tắc
Mục đích của tiêu chuẩn này là đưa ra các yêu cầu cho bao bì có thể thu hồi thông qua tái chế hữu cơ. Quá trình tái chế hữu cơ được tiến hành trong các nhà máy tạo compost công nghiệp hoặc các bể phân hủy kỵ khí.
Một bao bì được coi là phù hợp cho tái chế hữu cơ nếu tất cả các bộ phận phù hợp với tái chế hữu cơ. Tuy nhiên, các bộ phận riêng rẽ của bao bì có thể được coi là có thể thu hồi thông qua tái chế hữu cơ nếu chúng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Sự phù hợp của bộ phận bao bì và vật liệu bao bì được chứng minh bởi sơ đồ thử được mô tả trong tiêu chuẩn.
Như vậy, theo quy định trên thì bao bì được coi là phù hợp cho tái chế hữu cơ nếu tất cả các bộ phận phù hợp với tái chế hữu cơ.
Tuy nhiên, các bộ phận riêng rẽ của bao bì có thể được coi là có thể thu hồi thông qua tái chế hữu cơ nếu chúng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Sự phù hợp của bộ phận bao bì và vật liệu bao bì được chứng minh bởi sơ đồ thử được mô tả trong tiêu chuẩn.
Bao bì được coi là phù hợp cho tái chế hữu cơ khi nào? Báo cáo thử nghiệm bao bì phải có các thông tin nào? (Hình từ Internet)
Vật liệu bao bì dự kiến để tái chế hữu cơ khi nghiên cứu phải được nhận biết và xác định đặc tính như thế nào?
Căn cứ tại tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12259:2018 (ISO 18606:2013) có quy định như sau:
Yêu cầu cơ bản
5.1 Kiểm soát các thành phần
Không được cho vào bao bì hoặc vật liệu bao bì dự kiến để tái chế hữu cơ các thành phần đã biết hoặc được cho là sẽ trở thành chất nguy hại cho môi trường trong quá trình xử lý sinh học, ngoài các chất được nêu trong Phụ lục A.
5.2 Đánh giá
5.2.1 Quy định chung
Loại trừ các trường hợp được quy định trong 5.3, việc đánh giá khả năng xử lý sinh học của bao bì và bộ phận bao bì phải bao gồm tối thiểu năm quy trình đánh giá sau:
- Xác định đặc tính (xem 5.2.2);
- Phân hủy sinh học (xem 5.2.3);
- Phân rã, bao gồm các ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học (xem 5.2.4);
- Chất lượng compost (xem 5.2.5);
- Khả năng nhận biết (xem 5.2.6).
5.2.2 Xác định đặc tính
Từng vật liệu bao bì khi nghiên cứu phải được nhận biết và xác định đặc tính trước khi thử nghiệm, gồm ít nhất:
- thông tin và các nhận biết về thành phần của vật liệu bao bì;
- xác định sự có mặt của các chất nguy hại cho môi trường, ví dụ: các kim loại được quy định;
- xác định hàm lượng cácbon hữu cơ, tổng các chất rắn khô, chất rắn bay hơi của vật liệu bao bì sử dụng cho phép thử phân hủy sinh học và phân rã.
CHÚ THÍCH Ngoài các đặc tính hóa học đối với các chất rắn bay hơi, mức đạt của các kim loại quy định cũng phải được cung cấp vì sự vắng mặt hoàn toàn của các kim loại này là không thể.
5.2.3 Phân hủy sinh học
Khi được thiết kế để có thể tái chế hữu cơ, mỗi bao bì, vật liệu bao bì hoặc bộ phận bao bì phải có thể phân hủy sinh học hoàn toàn và rõ ràng khi được chứng minh trong các phép thử phòng thí nghiệm và theo các tiêu chí cũng như mức đạt nêu trong 6.3.
…
Như vậy, theo quy định trên thì vật liệu bao bì dự kiến để tái chế hữu cơ khi nghiên cứu phải được nhận biết và xác định đặc tính trước khi thử nghiệm, gồm ít nhất như sau:
- Thông tin và các nhận biết về thành phần của vật liệu bao bì;
- Xác định sự có mặt của các chất nguy hại cho môi trường, ví dụ: các kim loại được quy định;
- Xác định hàm lượng cácbon hữu cơ, tổng các chất rắn khô, chất rắn bay hơi của vật liệu bao bì sử dụng cho phép thử phân hủy sinh học và phân rã.
CHÚ THÍCH Ngoài các đặc tính hóa học đối với các chất rắn bay hơi, mức đạt của các kim loại quy định cũng phải được cung cấp vì sự vắng mặt hoàn toàn của các kim loại này là không thể.
Báo cáo thử nghiệm bao bì phù hợp cho tái chế hữu cơ phải có các thông tin nào?
Căn cứ tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12259:2018 (ISO 18606:2013) thì báo cáo thử nghiệm bao bì phù hợp cho tái chế hữu cơ phải có các thông tin cần thiết gồm:
- Tất cả các thông tin cần thiết cho việc nhận biết và mô tả sản phẩm hoặc vật liệu được thử;
- Viện dẫn tất cả các tiêu chuẩn, hướng dẫn và quy định có liên quan đến 6.2.1 về hàm lượng kim loại quy định hoặc các chất khác nguy hại cho môi trường (phải đưa ra bảng các kim loại quy định và các chất khác nguy hại cho môi trường, quy định từng viện dẫn và báo cáo về giới hạn của từng kim loại và chất nguy hại cho môi trường, hàm lượng xác định được trong phép thử và phần trăm của giới hạn quy định).
- Mô tả về các yêu cầu tương ứng khác trong các tài liệu tham khảo và một báo cáo đối với từng yêu cầu là kết quả thử có đáp ứng các yêu cầu hay không.
- Bản ghi chép các kết quả đánh giá.
Ví dụ mẫu về một bản kiểm tra đánh giá được nêu trong Phụ lục D.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?