Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ là gì? Một số lưu ý khi sử dụng mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ?
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là gì? Mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là mẫu nào?
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là gì?
Theo quy định tại Mẫu số 07 - VT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ thì:
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là bảng dùng để phản ánh tổng giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế và giá hạch toán và phân bổ giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng (Ghi Có TK 152, TK 153, Nợ các tài khoản liên quan).
Ngoài ra, Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ còn dùng để phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới một năm hoặc trên một năm đang được phản ánh trên TK 242.
Mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là mẫu nào?
Mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là Mẫu số 07 - VT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Tải về Mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là gì? Mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Một số lưu ý khi sử dụng mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ?
(i) Về đối tượng sử dụng Mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là Mẫu số 07 - VT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC về đối tượng áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC thì:
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
(ii) Lưu ý khi sử dụng Mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là Mẫu số 07 - VT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Căn cứ tại Điều 117 Thông tư 200/2014/TT-BTC về hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán:
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán
1. Các loại chứng từ kế toán tại phụ lục 3 Thông tư này đều thuộc loại hướng dẫn. Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
2. Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu và hướng dẫn nội dung ghi chép chứng từ kế toán theo hướng dẫn Phụ lục 3 Thông tư này.
3. Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác thì áp dụng theo quy định về chứng từ tại các văn bản đó.
Như vậy, doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế Mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là Mẫu số 07 - VT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC Tải về.
Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác thì áp dụng theo quy định về chứng từ tại các văn bản đó.
Hướng dẫn phương pháp ghi Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ?
Hướng dẫn phương pháp ghi và trách nhiệm ghi Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ được quy định tại Mẫu số 07 - VT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Bảng gồm các cột dọc phản ánh các loại nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ xuất dùng trong tháng tính theo giá hạch toán và giá thực tế, các dòng ngang phản ánh các đối tượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.
- Căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu và hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế của từng loại vật liệu để tính giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ xuất kho.
Giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế phản ánh trong Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng đối tượng sử dụng được dùng làm căn cứ để ghi vào bên Có các Tài khoản 152, 153, 242 của các Bảng kê, Nhật ký - Chứng từ và sổ kế toán liên quan tuỳ theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái TK 152, 153,...). Số liệu của Bảng phân bổ này đồng thời được sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?