Bảng hệ thống tài khoản kế toán là gì? Tải bảng hệ thống tài khoản kế toán ở đâu? Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200 là căn cứ để sửa đổi chế độ kế toán?
Bảng hệ thống tài khoản kế toán là gì?
Hiện tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC, Thông tư 107/2017/TT-BTC, Thông tư 132/2018/TT-BTC không có định nghĩa cụ thể về "Bảng hệ thống tài khoản kế toán".
Tuy nhiên dựa vào các văn bản trên thì có thể hiểu Bảng hệ thống tài khoản kế toán (chart of accounts) là danh sách các tài khoản kế toán được sử dụng để ghi nhận và theo dõi tất cả các giao dịch tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp.
Mỗi tài khoản đại diện cho một loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí hoặc nợ. Bảng này giúp kế toán viên và nhà quản lý tài chính theo dõi, phân loại các giao dịch một cách rõ ràng, chính xác.
Các tài khoản trong bảng hệ thống tài khoản thường được phân chia theo các nhóm lớn như:
- Tài sản: Bao gồm các loại tài sản mà doanh nghiệp sở hữu, như tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định.
- Nợ phải trả: Các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thanh toán, như vay ngân hàng, nợ nhà cung cấp.
- Vốn chủ sở hữu: Các khoản đóng góp của chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp.
- Doanh thu: Các khoản thu nhập từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
- Chi phí: Các khoản chi phí hoạt động của doanh nghiệp, như tiền lương, chi phí quảng cáo, chi phí văn phòng.
Mỗi tài khoản sẽ có một mã số riêng, thường là một chuỗi số để phân loại và dễ dàng quản lý.
Ví dụ, trong hệ thống kế toán Việt Nam, tài khoản "Tiền mặt" có thể có mã số là 111, "Vốn đầu tư của chủ sở hữu" là 411.
Hệ thống tài khoản kế toán là công cụ quan trọng để tạo ra báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tổng hợp bảng hệ thống tài khoản kế toán dành cho doanh nghiệp? Bảng hệ thống tài khoản kế toán là gì? (Hình từ Internet)
Tải bảng hệ thống tài khoản kế toán dành cho doanh nghiệp ở đâu?
- Tải bảng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành tại đây: TẢI VỀ
- Tải bảng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành tại đây: TẢI VỀ
- Tải bảng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành tại đây:TẢI VỀ
- Tải bảng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành tại đây:TẢI VỀ
Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200 là căn cứ để sửa đổi chế độ kế toán đúng không?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán như sau:
Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán
1. Đối với hệ thống tài khoản kế toán
a) Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
c) Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 - Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
2. Đối với Báo cáo tài chính
a) Doanh nghiệp căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tại phụ lục 2 Thông tư này để chi tiết hoá các chỉ tiêu (có sẵn) của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị.
b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
3. Đối với chứng từ và sổ kế toán
a) Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
b) Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.
Theo quy định trên thì hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC là căn cứ để doanh nghiệp sửa đổi Chế độ kế toán. Cụ thể:
- Doanh nghiệp cần căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
- Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
- Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 - Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?