Bản thuyết minh báo cáo tài chính là gì? Bản thuyết minh báo cáo tài chính được sử dụng cho mục đích nào?
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính là gì? Bản thuyết minh báo cáo tài chính được sử dụng cho mục đích gì?
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần phải đảm bảo các yếu tố nào?
- Mức độ chi tiết của việc phân loại chi tiết các khoản mục trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính tùy thuộc vào tiêu chí gì?
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là gì? Bản thuyết minh báo cáo tài chính được sử dụng cho mục đích gì?
Theo Mục 6 Chuẩn mực kế toán số 21 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định như sau:
Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính
06. Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính
07. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm :
a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Theo đó, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính được hiểu là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của Báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.
Lưu ý: Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.
Tổng hợp một số mẫu Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
Tải về Bản thuyết minh Báo cáo tài chính trong hồ sơ báo cáo tài chính năm
Tải về Tải bản thuyết minh báo cáo tài chính năm dành cho tổ chức tài chính vi mô
Tải về Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là gì? Bản thuyết minh báo cáo tài chính được sử dụng cho mục đích nào? (hình từ internet)
Bản thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần phải đảm bảo các yếu tố nào?
Cấu trúc của Bản thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp được quy định tại Mục 63 Chuẩn mực kế toán số 21 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC, cụ thể:
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Cấu trúc
63. Bản thuyết minh báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cần phải:
a) Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
b) Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác;
c) Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
64. Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Theo đó, Bản thuyết minh báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cần phải đảm bảo:
(i) Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
(ii) Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác;
(iii) Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
Tải về CHUẨN MỰC SỐ 21 TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Mức độ chi tiết của việc phân loại chi tiết các khoản mục trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính tùy thuộc vào tiêu chí gì?
Mức độ chi tiết của việc phân loại chi tiết các khoản mục trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính được quy định tại Mục 55 Chuẩn mực kế toán số 21 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC:
Theo đó, mức độ chi tiết của việc phân loại chi tiết các khoản mục trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính sẽ tùy thuộc vào những quy định của các chuẩn mực kế toán và cũng tùy thuộc vào quy mô, tính chất và chức năng của giá trị các khoản mục. Việc trình bày sẽ thay đổi đối với mỗi khoản mục, ví dụ:
(i) Các tài sản cố định hữu hình được phân loại theo qui định trong Chuẩn mực kế toán số 03 “Tài sản cố định hữu hình” ra thành Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; TSCĐ hữu hình khác.
(ii) Các khoản phải thu được phân tích ra thành các khoản phải thu của khách hàng, các khoản phải thu nội bộ, các khoản phải thu của các bên có liên quan, các khoản thanh toán trước và các khoản phải thu khác;
(iii) Hàng tồn kho được phân loại, phù hợp với Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”, ra thành nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm,..
(iv) Các khoản dự phòng được phân loại riêng biệt cho phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp; và
(v) Vốn góp và các khoản dự trữ được trích lập từ lợi nhuận được phân loại riêng biệt thành vốn góp, thặng dư vốn cổ phần và các khoản dự trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ông già Noel có tên tiếng Anh là gì? Tổ chức trò chơi Giáng sinh cho học sinh tiểu học? Giáng sinh là lễ lớn?
- Chưa đủ 18 tuổi có được đi nhà nghỉ hay không? Đi nhà nghỉ có cần sự đồng ý của bố mẹ hay không?
- Doanh nghiệp cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Có được dùng nhà ở xã hội làm tài sản thế chấp ngân hàng để vay vốn không? Điều kiện vay vốn ngân hàng đối cá nhân là gì?
- Đầu cơ, tích trữ vàng miếng khi thị trường đang khan hiếm gây bất ổn thị trường bị xử phạt như thế nào?