Bản sao hợp lệ là gì? Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phải là tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư?
- Bản sao hợp lệ là gì? Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phải là tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư?
- Dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì nộp bản sao hợp lệ những giấy tờ nào?
- Trường hợp nào phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Bản sao hợp lệ là gì? Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phải là tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Bản sao hợp lệ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp và đầu tư.
...
15. Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư là bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ xác nhận việc thành lập, hoạt động của tổ chức kinh tế, bao gồm:
a) Số định danh cá nhân đối với cá nhân là công dân Việt Nam hoặc bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực, các giấy tờ chứng thực cá nhân khác đối với cá nhân;
b) Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thành lập, Quyết định thành lập hoặc các tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với tổ chức.
...
Theo đó, bản sao hợp lệ được hiểu là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp và đầu tư.
Đồng thời, cũng theo quy định này thì bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là một trong những tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
Bản sao hợp lệ là gì? Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phải là tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư? (Hình từ Internet)
Dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì nộp bản sao hợp lệ những giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
...
3. Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư, Ban quản lý khu kinh tế quyết định chấp thuận nhà đầu tư đồng thời với cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
4. Đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nếu có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có) cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Như vậy, đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì nộp bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có).
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần nộp kèm theo văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trường hợp nào phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
...
Theo đó, các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?