Bần nông là gì? Trong sơ yếu lý lịch, bần nông có phải là thành phần xuất thân của một người không?
Bần nông là gì? Trong sơ yếu lý lịch, bần nông có phải là thành phần xuất thân của một người không?
Bần nông được hiểu là giai cấp nông dân nghèo dưới chế độ cũ, họ là những người không có đủ ruộng đất và công cụ sản xuất, phải đi làm thuê cho giai cấp địa chủ hoặc làm lĩnh canh.
Theo Mẫu sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV thì tại mục 11 của sơ yếu lý lịch có yêu cầu điền thông tin về "Thành phần gia đình xuất thân".
Theo đó, thành phần xuất thân trong sơ yếu lý lịch là thông tin cung cấp về nguồn gốc xuất thân, tầng lớp của gia đình người đó trong xã hội.
Thành phần xuất thân được phân loại với từng đặc điểm giai cấp, tầng lớp khác nhau. Ví dụ như: thành phần cố nông, thành phần bần nông, thành phần trung nông, thành phần phú nông...
Bần nông là gì? Trong sơ yếu lý lịch, bần nông có phải là thành phần xuất thân của một người không? (Hình từ Internet)
Việc chứng thực sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức có bắt buộc phải đóng dấu giáp lai không?
Việc chứng thực sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức được quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP như sau:
Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục chứng thực chữ ký như sau:
Thủ tục chứng thực chữ ký
...
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
...
Theo quy định, người thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch phải ghi lời chứng vào trang cuối đối với sơ yếu lý lịch có từ (02) hai trang trở lên. Nếu sơ yếu lý lịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Như vậy, trong việc chứng thực sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức, người thực hiện chứng thực chỉ phải đóng dấu giáp lai khi sơ yếu lý lịch có từ 02 (hai) tờ trở lên.
Người thực hiện chứng thực có được ghi nhận xét vào sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức không?
Người thực hiện chứng thực được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP như sau:
Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Như vậy, theo quy định, người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào vào sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức, chỉ được ghi lời chứng chứng thực.
Mẫu ghi lời chứng chứng thực sơ yếu lý lịch được hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?