Bán lẻ trái phiếu là gì? Trái phiếu Chính phủ có được phát hành theo phương thức bán lẻ trái phiếu không?
Bán lẻ trái phiếu là gì?
Bán lẻ trái phiếu được giải thích tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP thì “bán lẻ trái phiếu” là phân tích phát hành trái phiếu mà chủ thể phát hành trực tiếp bán trái phiếu cho từng đối tượng mua trái phiếu.
Bán lẻ trái phiếu là gì? Trái phiếu Chính phủ có được phát hành theo phương thức bán lẻ trái phiếu không? (Hình từ Internet)
Trái phiếu Chính phủ có được phát hành theo phương thức bán lẻ trái phiếu không?
Trái phiếu Chính phủ có được phát hành theo phương thức bán lẻ trái phiếu không, thì theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ
1. Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ:
a) Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn chuẩn là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm và 50 năm.
b) Các kỳ hạn khác của trái phiếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong từng thời kỳ.
2. Mệnh giá phát hành: Trái phiếu Chính phủ có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.
3. Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam. Trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ, đồng tiền phát hành, thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
4. Hình thức trái phiếu Chính phủ
a) Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành.
b) Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu Chính phủ đối với mỗi đợt phát hành.
5. Lãi suất trái phiếu Chính phủ
a) Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.
b) Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
6. Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu Chính phủ
a) Tiền lãi được thanh toán theo định kỳ 06 tháng một lần, hoặc 12 tháng một lần, hoặc thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn cùng với thanh toán gốc. Chủ thể phát hành thông báo cụ thể phương thức thanh toán lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành.
b) Tiền gốc được thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn hoặc thanh toán trước hạn theo thông báo của chủ thể phát hành đối với từng đợt phát hành.
7. Phương thức phát hành: Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành và phát hành riêng lẻ theo quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định này.
Theo đó tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ
1. Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức phát hành riêng lẻ trái phiếu (bán lẻ).
Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức riêng lẻ gồm các nội dung nào?
Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức riêng lẻ gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ
…
2. Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đối tượng mua trái phiếu;
b) Khối lượng dự kiến phát hành;
c) Kỳ hạn trái phiếu;
d) Lãi suất dự kiến;
đ) Thời gian dự kiến phát hành.
3. Trên cơ sở phương án phát hành riêng lẻ được Bộ Tài chính chấp thuận Kho bạc Nhà nước ban hành quyết định phát hành trái phiếu và trực tiếp tổ chức phát hành và thanh toán gốc, lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành.
Như vậy, theo quy định trên thì trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức riêng lẻ gồm các nội dung sau:
- Đối tượng mua trái phiếu;
- Khối lượng dự kiến phát hành;
- Kỳ hạn trái phiếu;
- Lãi suất dự kiến;
- Thời gian dự kiến phát hành.
Chính phủ có được phát hành trái phiếu để cơ cấu lại khoản nợ không?
Chính phủ có được phát hành trái phiếu để cơ cấu lại khoản nợ không, thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 01/2011/NĐ-CP như sau:
Mục đích phát hành trái phiếu
1. Trái phiếu Chính phủ được phát hành cho các mục đích sau:
a) Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn;
c) Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ;
d) Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật;
đ) Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
…
Theo đó, cơ cấu lại khoản nợ là một trong các mục đích trái phiếu Chính phủ phát hành.
Cho nên Chính phủ được phát hành trái phiếu để cơ cấu lại khoản nợ Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?