Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định về Ban Kiểm tra Hội:
Theo đó, Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ:
- Kiểm tra thường kỳ theo kế hoạch được Ban Chấp hành thông qua; Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm; Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra;
- Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội, nghị quyết, quy chế làm việc của Ban Chấp hành và các tổ chức trực thuộc Hội;
- Kiểm tra tư cách hội viên trong việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết của Hội, quy định về đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam;
- Kiểm tra tài chính và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức trực thuộc Hội;
- Kiểm tra việc khen thưởng, thi hành kỷ luật ở các tổ chức Hội; giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của tổ chức, hội viên, của công dân gửi đến Hội Nhà báo Việt Nam;
- Khi kết thúc kiểm tra, Ban Kiểm tra phải thông báo kết luận bằng văn bản và kiến nghị về Ban Thường vụ Hội xem xét, xử lý.
Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành? (Hình từ Internet)
Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam do đối tượng nào bầu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 thì:
Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc bầu bằng phiếu kín khi đủ số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số đại biểu tham gia bầu cử. Số lượng và cơ cấu Ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định.
Ban Chấp hành bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban bằng hình thức bỏ phiếu kín. Trưởng Ban là Ủy viên Ban Thường vụ Hội và một số thành viên là Ủy viên Ban Chấp hành và hội viên của Hội. Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành quy định.
Trong quá trình hoạt động, khi cần thiết bầu bổ sung thay thế, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên Ban Kiểm tra Hội do Ban Kiểm tra đề nghị. Ban Chấp hành bầu bằng phiếu kín khi đủ số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số Ủy viên Ban Chấp hành tham gia bầu cử.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 thì tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam gồm:
- Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Nhà báo Việt Nam;
- Ban Chấp hành;
- Ban Thường vụ;
- Ban Kiểm tra;
- Các đơn vị, ban chuyên môn của Hội;
- Các cơ quan báo chí, các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội.
Nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam được quy định tại Điều 6 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023; cụ thể như sau:
- Xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả theo quy định của pháp luật về báo chí, Điều lệ Hội và các quy định pháp luật có liên quan.
- Tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.
- Phản ánh, tư vấn, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đối với báo chí và người làm báo, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí.
- Tổ chức giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và công tác hội cho hội viên.
- Đề nghị các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức Hội, hội viên.
- Hội phối hợp với các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan chủ quản các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương trong hoạt động báo chí theo quy định pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí.
- Tham gia, phối hợp hoạt động báo chí với tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế có liên quan đến báo chí theo quy định pháp luật; hợp tác và tham gia các tổ chức báo chí trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
- Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí và thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khen thưởng, kỷ luật tổ chức Hội, hội viên theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội.
- Tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động của Hội.
- Hằng năm, Hội Nhà báo Việt Nam báo cáo tình hình hoạt động của Hội với Bộ Nội vụ và bộ, ngành quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?