Bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị có thời gian làm bài và thang điểm như thế nào?
- Để cấp giấy phép lái tàu, bài thi tự luận sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt đô thị có thời gian làm bài và thang điểm như thế nào?
- Bài thi trắc nghiệm sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị có thời gian làm bài và thang điểm như thế nào?
- Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu được công nhận đạt yêu cầu khi nào?
- Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị bị trừ điểm trong những trường hợp nào?
Để cấp giấy phép lái tàu, bài thi tự luận sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt đô thị có thời gian làm bài và thang điểm như thế nào?
Thuộc hệ thống đường sắt Việt Nam, đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Đường sắt 2017 quy định.
Để cấp giấy phép lái tàu, bài thi tự luận sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt đô thị có thời gian làm bài và thang điểm theo quy định tại Điều 42 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
- Thi viết
+ Thời gian làm bài: 150 phút;
+ Số lượng câu hỏi: 06 câu, trong đó có ít nhất 02 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;
+ Tổng điểm tối đa: 10 điểm.
Trước đây, căn cứ theo Điều 43 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về bài thi tự luận sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt đô thị như sau:
Bài thi tự luận
1. Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian chép đề).
2. Số lượng câu hỏi:
a) Phần kiến thức chung: 4 câu;
b) Phần kiến thức chuyên môn: 2 câu.
3. Thang điểm: Điểm tối đa là 10 điểm và được quy định như sau:
a) Mỗi một câu hỏi phần kiến thức chung được tối đa 1,5 điểm;
b) Mỗi câu hỏi về phần kiến thức chuyên môn được tối đa 02 điểm.
Theo quy định trên, thời gian làm bài thi tự luận sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt đô thị là 150 phút (không kể thời gian chép đề).
Số lượng câu hỏi như sau:
- Phần kiến thức chung: 4 câu;
- Phần kiến thức chuyên môn: 2 câu.
Bài thi tự luận có thang điểm: Điểm tối đa là 10 điểm và được quy định như sau:
- Mỗi một câu hỏi phần kiến thức chung được tối đa 1,5 điểm;
- Mỗi câu hỏi về phần kiến thức chuyên môn được tối đa 02 điểm.
Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị (Hình từ Internet)
Bài thi trắc nghiệm sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị có thời gian làm bài và thang điểm như thế nào?
Bài thi trắc nghiệm sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị có thời gian làm bài và thang điểm theo quy định tại Điều 42 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
- Thi trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính
+ Thời gian làm bài: 60 phút;
+ Số lượng câu hỏi: 60 câu, trong đó có ít nhất 20 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;
+ Tổng điểm tối đa: 60 điểm, trong đó mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm.
Trước đây, căn cứ theo Điều 44 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về bài thi trắc nghiệm như sau:
Bài thi trắc nghiệm
1. Thời gian làm bài: 60 phút.
2. Số lượng câu hỏi:
a) Phần kiến thức chung: 30 câu;
b) Phần kiến thức chuyên môn: 15 câu.
3. Thang điểm: Điểm tối đa là 45 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm.
Theo đó, thời gian làm bài thi trắc nghiệm sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt đô thị là 60 phút.
Số lượng câu hỏi như sau:
- Phần kiến thức chung: 30 câu;
- Phần kiến thức chuyên môn: 15 câu.
Thang điểm bài thi trắc nghiệm sát hạch lý thuyết tối đa là 45 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm.
Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu được công nhận đạt yêu cầu khi nào?
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu được quy định tại Điều 43 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu
Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Trường hợp thi viết: Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
2. Trường hợp thi trắc nghiệm: Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
Theo đó, thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Trường hợp thi viết: Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
- Trường hợp thi trắc nghiệm: Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
Trước đây, căn cứ theo Điều 45 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về điều kiện công nhận đạt yêu cầu như sau:
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu
Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đối với thi tự luận
a) Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
b) Không câu trả lời nào có số điểm nhỏ hơn 1/2 điểm số theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Thông tư này.
2. Đối với thi trắc nghiệm
a) Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
b) Phần kiến thức chung đạt tối thiểu 27 điểm;
c) Phần kiến thức chuyên môn đạt tối thiểu 13 điểm.
Theo đó, thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với thi tự luận:
+ Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
+ Không câu trả lời nào có số điểm nhỏ hơn 1/2 điểm số theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Thông tư này.
- Đối với thi trắc nghiệm:
- Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
- Phần kiến thức chung đạt tối thiểu 27 điểm;
- Phần kiến thức chuyên môn đạt tối thiểu 13 điểm.
Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt đô thị bị trừ điểm trong những trường hợp nào?
Theo quy định hiện hành thì không còn quy định thay thế tương ứng.
Trước đây, căn cứ theo Điều 46 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định như sau:
Trừ điểm khi vi phạm
Thí sinh vi phạm quy chế của kỳ sát hạch sẽ bị lập biên bản và bị trừ điểm như sau:
1. Trừ 25% tổng số điểm của bài làm nếu thi tự luận.
2. Trừ 10% tổng số điểm của bài làm nếu thi trắc nghiệm.
Theo quy định trên, thí sinh vi phạm quy chế của kỳ sát hạch sẽ bị lập biên bản và bị trừ điểm như sau:
- Trừ 25% tổng số điểm của bài làm nếu thi tự luận.
- Trừ 10% tổng số điểm của bài làm nếu thi trắc nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?