Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc TP. Hồ Chí Minh?

Em ơi cho anh hỏi: Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc TP. Hồ Chí Minh? Khi phân loại và điều chỉnh hệ thống đường đô thị thuộc TP. Hồ Chí Minh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định sau khi đã thỏa thuận với ai? Đây là câu hỏi của anh H.H đến từ TP.HCM.

Việc tổ chức giao thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 có nêu:

Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông
1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
c) Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
...

Như vậy, việc tổ chức giao thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ gồm những nội dung sau đây:

- Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

- Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;

- Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

giao thông

Tổ chức giao thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)

Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc TP. Hồ Chí Minh?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 có nêu:

Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông
...
2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
3. Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông như sau:
a) Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông;
b) Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

Do đó, tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc TP. Hồ Chí Minh sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm.

Khi phân loại và điều chỉnh hệ thống đường đô thị thuộc TP. Hồ Chí Minh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định sau khi đã thỏa thuận với ai?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 có nêu:

Phân loại đường bộ
1. Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:
a) Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
b) Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
d) Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
đ) Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
e) Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
c) Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.

Như vậy, khi phân loại và điều chỉnh hệ thống đường đô thị thuộc TP. Hồ Chí Minh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định sau khi đã thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.

Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vừa lái xe đạp vừa sử dụng ô dù thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? Người lái xe đạp có cần bằng lái xe hay không?
Pháp luật
Rải đinh trên đường quốc lộ là hành vi bị nghiêm cấm đúng không? Rải đinh trên đường quốc lộ bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Thứ tự ưu tiên khi tham gia giao thông đường bộ của các biển báo và đường ưu tiên sẽ như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 86/2023/TT-BQP quy định về việc thu hồi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ ngày 04/01/2024 ra sao?
Pháp luật
Mẫu đơn dự học chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01/6/2024 ra sao? Hồ sơ dự học gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị đổi, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01/6/2024 ra sao?
Pháp luật
Chủ xe giao xe máy cho người chưa có bằng lái xe mượn chạy thì chủ xe bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Tổng hợp mức xử phạt lỗi không xi nhan đối với từng loại xe theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Mất bằng lái xe máy, dùng hồ sơ gốc khi CSGT kiểm tra có được hay không? Khi CSGT kiểm tra bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bằng lái xe máy 125cc đã bị mất là bằng lái hạng nào?
Pháp luật
Người dân có được phơi lúa trên đường bộ khi vào mùa vụ? Phơi lúa trên đường bộ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ
1,421 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào