Ai có thẩm quyền quyết định lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam?

Cho tôi hỏi ai là người có thẩm quyền quyết định lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định hiện nay? Người chỉ huy lực lượng tuần tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ gì? Hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của Cảnh sát biển được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Xin cám ơn (Anh T ở Quảng Ngãi).

Ai có thẩm quyền quyết định lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 15/2019/TT-BQP theo quy định trên, thẩm quyền quyết định lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam thuộc về:

- Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định người chỉ huy, thành phần và trang bị của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thuộc các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam khi tình hình trên biển phức tạp, có yếu tố nước ngoài, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều địa bàn, nhiều lực lượng;

- Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển quyết định người chỉ huy, thành phần và trang bị của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thuộc các đơn vị thuộc quyền thực hiện trong phạm vi vùng biển quản lý;

- Cục trưởng Cục nghiệp vụ và Pháp luật quyết định người chỉ huy, thành phần và trang bị của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các cơ quan thuộc quyền trong thực hiện nhiệm vụ.

Ai có thẩm quyền quyết định lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam?

Ai có thẩm quyền quyết định lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam? (Hình từ internet)

Người chỉ huy lực lượng tuần tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 17 Thông tư 15/2019/TT-BQP, Người chỉ huy lực lượng tuần tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ sau:

* Người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có các nhiệm vụ sau đây:

(1) Quyết định sử dụng số lượng tàu, xuồng; số lượng cán bộ, chiến sĩ và trang bị của Tổ kiểm tra, kiểm soát để thực hiện nhiệm vụ;

(2) Chỉ đạo Thuyền trưởng tàu, xuồng Cảnh sát biển, Tổ kiểm tra, kiểm soát thực hiện nhiệm vụ;

(3) Tiếp nhận nội dung báo cáo của Tổ kiểm tra, kiểm soát để nắm tình hình, chỉ đạo xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời xử lý các tình huống xảy ra, bảo đảm nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật.

* Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát có các nhiệm vụ sau đây:

(1) Chỉ đạo Tổ kiểm tra, kiểm soát làm tốt công tác chuẩn bị, quán triệt kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các Tổ viên trước khi lên tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát;

(2) Chỉ huy các Tổ viên tiến hành kiểm tra, kiểm soát theo các vị trí, hướng đã phân công, sau khi lên tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát;

(3) Chào thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thuyền, xưng danh Tổ kiểm tra, kiểm soát là Cảnh sát biển Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát để bảo đảm việc chấp hành pháp luật trên biển;

(4) Thông báo nội dung kiểm tra, kiểm soát cho thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thuyền;

(5) Yêu cầu thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thuyền và thuyền viên chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển;

(6) Chỉ đạo các Tổ viên tiến hành kiểm tra, kiểm soát các nội dung, vị trí, hướng theo kế hoạch và theo quy định của pháp luật;

(7) Sau khi kết thúc kiểm tra, kiểm soát, Tổ trưởng phải thông báo kết quả kiểm tra, kiểm soát cho thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thuyền bị kiểm tra biết;

(8) Tổ trưởng hướng dẫn thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thuyền những điểm cần lưu ý khi hoạt động trên biển, làm công tác tuyên truyền pháp luật, ghi nhật ký kiểm tra, kiểm soát, tuyên bố kết thúc kiểm tra, kiểm soát và cho tàu thuyền tiếp tục hành trình trong trường hợp không có hành vi vi phạm;

(9) Tổ trưởng chào thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thuyền và chỉ huy Tổ viên Tổ kiểm tra, kiểm soát rời khỏi tàu thuyền được kiểm tra, kiểm soát;

(10) Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, Tổ trưởng thực hiện các quy trình xử lý vi phạm theo quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và Điều 28 Thông tư 15/2019/TT-BQP.

Hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 15/2019/TT-BQP, hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:

- Tuân thủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của Thông tư này, các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trên biển.

- Ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển.

- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trên biển phải sử dụng trang phục theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng.

Cảnh sát biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam?
Pháp luật
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam ra sao? Ngày truyền thống của Cảnh sát biển Việt Nam là ngày nào?
Pháp luật
Cảnh sát biển Việt Nam có được đề nghị tổ chức nước ngoài hoạt động trong vùng biển Quốc tế hỗ trợ, giúp đỡ hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát biển Việt Nam
114 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát biển Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào