Ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác của người đã từng là viên chức quốc phòng trước đây?
- Ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác của người đã từng là viên chức quốc phòng trước đây?
- Ai có trách nhiệm quản lý giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân và nội dung quản lý bao gồm những gì?
- Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ đối với viên chức quốc phòng khi giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân?
Ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác của người đã từng là viên chức quốc phòng trước đây?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định 28/2019/NĐ-CP về nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:
Nguyên tắc xác định thẩm quyền
...
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, đơn vị khác hoặc không còn là quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng được xử lý như sau:
...
c) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
d) Trường hợp người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ xảy ra trong thời gian công tác trước đây và người đó thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết;
đ) Trường hợp người bị tố cáo không còn là quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.
...
Như vậy, việc giải quyết tố cáo đối với trường hợp người bị tố cáo là viên chức quốc phòng có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay không còn là viên chức quốc phòng nữa thì sẽ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức quốc phòng tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết và người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.
Ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác của người đã từng là viên chức quốc phòng trước đây? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm quản lý giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân và nội dung quản lý bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2019/NĐ-CP về quản lý công tác giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân thực hiện như sau:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình.
- Người đứng đầu về hành chính quân sự các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo chịu trách nhiệm quản lý công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi cơ quan, đơn vị mình quản lý.
- Nội dung công tác quản lý giải quyết tố cáo gồm:
+ Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo;
+ Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giải quyết tố cáo;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tố cáo;
+ Thực hiện việc giải quyết tố cáo theo thẩm quyền;
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tố cáo đối với người đứng đầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị.
Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ đối với viên chức quốc phòng khi giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 28/2019/NĐ-CP về thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ đối với viên chức quốc phòng khi giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân như sau:
- Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại Điều 6 Nghị định 28/2019/NĐ-CP có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý và những nội dung bảo vệ khác nếu thuộc thẩm quyền của mình.
Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.
- Cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo.
- Cơ quan Bảo vệ an ninh các cấp trong Quân đội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương, các tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
- Cơ quan, đơn vị quản lý viên chức quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?