Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật? Hậu quả pháp lý của kết hôn trái pháp luật được quy định như thế nào?
Thế nào là kết hôn trái pháp luật, các trường hợp kết hôn trái pháp luật là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
Theo đó, kết hôn trái pháp luật được hiểu là việc nam và nữ đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuy nhiên một trong hai hoặc cả 2 vi phạm các quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cụ thể như sau:
– Chưa đủ tuổi kết hôn (đối với nam tuổi kết hôn là từ đủ 20 tuổi, nữ là từ đủ 18 tuổi);
– Việc kết hôn không mang tính tự nguyện;
– Một trong hai mất năng lực hành vi dân sự;
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Kết hôn cùng giới tính.
Tải về mẫu đơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mới nhất 2023: Tại Đây
Hủy việc kết hôn trái pháp luật (Hình từ Internet)
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Căn cứ Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức là người có liên quan do luật định thì có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Hậu quả pháp lý của kết hôn trái pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.
Như vậy, khi có quyết định hủy kết hôn trái pháp luật từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hai bên phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
Trường hợp phát sinh quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con thì các bên vẫn phải có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau giống với trường hợp ly hôn được áp dụng theo quy định của pháp luật.
Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết dựa trên sự thỏa thuận giải quyết giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, việc giải quyết tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp, chồng của em gái bạn vẫn phải có nghĩa vụ chu cấp nuôi con đồng thời phải có nghĩa vụ trả khoản nợ chung của vợ chồng nếu bạn chứng minh được khoản nợ đó là do cả hai cùng vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?