Ai có quyền quyết định ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam? Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là gì?
Ai có quyền quyết định ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam?
Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 184/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước đối với VINALINES
1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của VINALINES; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với VINALINES, góp vốn của VINALINES vào doanh nghiệp khác.
....
Căn cứ quy định trên thì chủ sở hữu Nhà nước có quyền quyết định ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là gì?
Theo khoản 3 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 184/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Mục tiêu, chức năng hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của VINALINES
...
3. Ngành, nghề kinh doanh của VINALINES bao gồm:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Kinh doanh vận tải đường biển, đường thủy, đường bộ, đa phương thức;
- Khai thác cảng biển, cảng sông;
- Kinh doanh kho, bãi, dịch vụ Logistics; đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải; cung ứng tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển, tàu sông, đưa đón thuyền viên và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thủy.
b) Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sửa chữa phương tiện vận tải biển; sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp chuyên ngành;
- Xuất khẩu lao động và cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước;
- Xuất khẩu phương tiện, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu chuyên ngành hàng hải; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt.
c) VINALINES thực hiện thoái vốn đối với những ngành, nghề không thuộc quy định tại Điểm a, b Khoản 3 Điều này theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2013.
Căn cứ trên quy định ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam bao gồm:
(1) Ngành nghề kinh doanh chính:
- Kinh doanh vận tải đường biển, đường thủy, đường bộ, đa phương thức;
- Khai thác cảng biển, cảng sông;
- Kinh doanh kho, bãi, dịch vụ Logistics; đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải; cung ứng tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển, tàu sông, đưa đón thuyền viên và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thủy.
(2) Ngành nghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính:
- Sửa chữa phương tiện vận tải biển; sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp chuyên ngành;
- Xuất khẩu lao động và cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước;
- Xuất khẩu phương tiện, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu chuyên ngành hàng hải; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt.
(3) VINALINES thực hiện thoái vốn đối với những ngành, nghề không thuộc quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 276/QĐ-TTg năm 2013.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào trong kinh doanh?
Theo Điều 15 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 184/2013/NĐ-CP quy định Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có nghĩa vụ như sau trong kinh doanh bao gồm:
- Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ do VINALINES thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
- Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
- Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động và quyền tham gia quản lý VINALINES của người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, văn hóa, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của chủ sở hữu nhà nước.
- Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về việc sử dụng vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp khác hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác.
- Thực hiện việc quản lý rủi ro và bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm, con người của VINALINES trong sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Chịu sự giám sát của Nhà nước trong thực hiện các quy định về thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động, Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và cán bộ quản lý khác.
- Chịu sự giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước; chấp hành các quyết định về thanh tra của cơ quan tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc VINALINES phải thực hiện dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của công ty theo đúng chủ trương được phê duyệt và quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác trong kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?