Ai có quyền giải quyết tố cáo đối với người thi hành công vụ nhưng đã chuyển công tác trong Quân đội nhân dân?
Ai có quyền giải quyết tố cáo đối với người thi hành công vụ nhưng đã chuyển công tác trong Quân đội nhân dân?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 5 Nghị định 28/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân như sau:
Nguyên tắc xác định thẩm quyền
...
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, đơn vị khác hoặc không còn là quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng được xử lý như sau:
a) Trường hợp người bị tố cáo là người chỉ huy cơ quan, đơn vị đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
b) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác và là người chỉ huy cơ quan, đơn vị đó thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;
c) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
d) Trường hợp người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ xảy ra trong thời gian công tác trước đây và người đó thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết;
đ) Trường hợp người bị tố cáo không còn là quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.
...
Như vậy, việc giải quyết tố cáo đối với người thi hành công vụ nhưng đã chuyển công tác trong Quân đội nhân dân như sau:
- Trường hợp người bị tố cáo là người chỉ huy cơ quan, đơn vị đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết;
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
- Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.
- Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác và là người chỉ huy cơ quan, đơn vị đó thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;
- Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
- Trường hợp người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ xảy ra trong thời gian công tác trước đây và người đó thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết;
- Trường hợp người bị tố cáo không còn là quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.
Giải quyết tố cáo (Hình minh họa)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiến hành giải quyết tố cáo gì trong Quân đội nhân dân?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 28/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân như sau:
Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
...
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người chỉ huy cơ quan, đơn vị, tổ chức, quân nhân do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ do mình quản lý trực tiếp;
c) Giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của cấp dưới khi xét thấy cần thiết.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền giải quyết các tố cáo sau đây:
- Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người chỉ huy cơ quan, đơn vị, tổ chức, quân nhân do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
- Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ do mình quản lý trực tiếp;
- Giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của cấp dưới khi xét thấy cần thiết.
Ai có quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo?
Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 28/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo như sau:
- Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại Điều 6 Nghị định 28/2019/NĐ-CP có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý và những nội dung bảo vệ khác nếu thuộc thẩm quyền của mình;
Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.
- Cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo.
- Cơ quan Bảo vệ an ninh các cấp trong Quân đội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương, các tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
- Cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?