Ai có quyền đánh giá Đề án khung chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ?
Ai có quyền đánh giá Đề án khung chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ?
Ai có quyền đánh giá Đề án khung chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ? (Hình từ Internet)
Theo Điều 7 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Thành lập hội đồng tư vấn
1. Cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn tiến hành các thủ tục thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP (sau đây viết tắt là hội đồng tư vấn), trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP theo đề xuất của cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn.
Theo khoản 6 Điều 2 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
6. Cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn là cơ quan được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các bên liên quan xây dựng đề án khung chương trình PPP và thực hiện các thủ tục phục vụ phê duyệt đề án khung chương trình PPP; hỗ trợ các bên liên quan tiến hành xây dựng, thống nhất ký kết hợp đồng đối tác công - tư;
Căn cứ các quy định trên thì cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn tiến hành các thủ tục thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP theo đề xuất của cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn.
Như vậy, Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập có quyền đánh giá Đề án khung chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ.
Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP bao gồm những ai?
Theo Điều 8 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Thành phần hội đồng tư vấn
1. Hội đồng tư vấn có 09 thành viên, bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên. Cơ cấu hội đồng tư vấn gồm 04 thành viên là các chuyên gia khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tương ứng, 05 thành viên là các chuyên gia kinh tế, chuyên gia quản lý có kinh nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức khác thuộc các ngành, lĩnh vực tương ứng của chương trình PPP. Hội đồng tư vấn có ít nhất 02 thành viên có chuyên môn sâu làm chuyên gia phản biện.
2. Trường hợp đặc biệt do tính chất phức tạp hoặc yêu cầu đặc thù của việc đánh giá đề án khung chương trình PPP, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định số lượng thành viên và thành phần hội đồng tư vấn khác với quy định tại khoản 1 Điều này.
Thep đó, Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP có 09 thành viên, bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên.
+ Cơ cấu Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP gồm 04 thành viên là các chuyên gia khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tương ứng, 05 thành viên là các chuyên gia kinh tế, chuyên gia quản lý có kinh nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức khác thuộc các ngành, lĩnh vực tương ứng của chương trình PPP.
+ Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP có ít nhất 02 thành viên có chuyên môn sâu làm chuyên gia phản biện.
Lưu ý: Trường hợp đặc biệt do tính chất phức tạp hoặc yêu cầu đặc thù của việc đánh giá đề án khung chương trình PPP, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định số lượng thành viên và thành phần hội đồng tư vấn khác với quy định tại khoản 1 Điều này.
Thành viên Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP có trách nhiệm như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Phương thức làm việc của hội đồng tư vấn
...
2. Thành viên hội đồng tư vấn có trách nhiệm:
a) Nghiên cứu đề án khung chương trình PPP, tài liệu liên quan do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp, chuẩn bị ý kiến nhận xét và đánh giá đề án khung chương trình PPP theo quy định tại Mẫu B1-ĐAK-TVHĐ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các chuyên gia phản biện có trách nhiệm nhận xét, phản biện, đóng góp ý kiến, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung nội dung cho đề án khung chương trình PPP để thảo luận trong phiên họp của hội đồng.
...
Căn cứ trên quy định thành viên Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP có trách nhiệm:
- Nghiên cứu đề án khung chương trình PPP, tài liệu liên quan do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp, chuẩn bị ý kiến nhận xét và đánh giá đề án khung chương trình PPP theo quy định tại Mẫu B1-ĐAK-TVHĐ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2017/TT-BKHCN;
- Các chuyên gia phản biện có trách nhiệm nhận xét, phản biện, đóng góp ý kiến, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung nội dung cho đề án khung chương trình PPP để thảo luận trong phiên họp của hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?