Người đang nợ thuế Nhà nước có được thôi quốc tịch không? Thẩm quyền quyết định cho thôi quốc tịch thuộc về cơ quan nào?
Người đang nợ thuế đối với Nhà nước có được thôi quốc tịch không?
Căn cứ Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:
Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, người đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam.
Người đang nợ thuế Nhà nước có được thôi quốc tịch không? Thẩm quyền quyết định cho thôi quốc tịch thuộc về cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam gồm:
- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
- Bản khai lý lịch;
- Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ sau:
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Thẩm quyền quyết định cho thôi quốc tịch thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định thẩm quyền quyết định cho thôi quốc tịch như sau:
Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
...
4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
5. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
6. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Theo đó, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền xem xét và quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khu vực phòng thủ có lấy cấp xã làm nền tảng để bảo vệ địa phương không? 8 nhiệm vụ khu vực phòng thủ hiện nay ra sao?
- Thí sinh thi tốt nghiệp THPT được sử dụng 2 màu mực xanh trên bài thi không? Có bắt buộc viết bút mục xanh không?
- Văn phòng đại diện của Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy thiết bị nông nghiệp thuộc Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đặt ở đâu?
- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu có được hoàn thuế nhập khẩu không?
- Khu Quản lý đường bộ IV là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Có nhiệm vụ gì đối với các tuyến quốc lộ được phân cấp?