10 trường hợp thu hồi nhà ở thuộc tài sản công theo quy định mới? Có được bán nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công?
10 trường hợp thu hồi nhà ở thuộc tài sản công theo quy định mới?
Căn cứ theo quy định tại Điều 127 Luật Nhà ở 2023 thì 10 trường hợp thu hồi nhà ở thuộc tài sản công bao gồm:
(1) Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở;
(2) Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở;
(3) Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua;
(4) Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định Luật Nhà ở 2023;
(5) Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; người đang thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án;
(6) Bên thuê, thuê mua nhà ở không trả đủ tiền thuê nhà ở theo hợp đồng từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
(7) Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc trường hợp phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở thuộc trường hợp không bảo đảm an toàn trong sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
(8) Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua;
(9) Bên thuê nhà ở công vụ được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại địa phương khác;
(10) Chiếm dụng nhà ở trái pháp luật.
Người đang thuê, thuê mua, mua nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở thuộc trường hợp bị thu hồi nêu trên phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị được giao quản lý nhà ở; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công quyết định cưỡng chế thu hồi.
10 trường hợp thu hồi nhà ở thuộc tài sản công theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Quyết định thu hồi nhà ở thuộc tài sản công có các nội dung nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 80 Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì quyết định thu hồi, quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công có các nội dung sau đây:
(1) Căn cứ pháp lý để thực hiện thu hồi hoặc cưỡng chế thu hồi nhà ở; lý do thu hồi nhà ở, cưỡng chế thu hồi nhà ở;
(2) Địa chỉ nhà ở và họ tên người đang trực tiếp sử dụng nhà ở bị thu hồi hoặc cưỡng chế thu hồi.
Đối với trường hợp thu hồi nhà ở do thuộc diện không còn bảo đảm an toàn trong sử dụng phải phá dỡ (trừ trường hợp thu hồi căn hộ nhà chung cư) thì phải có nội dung về bố trí nhà ở tại địa điểm khác cho người đang trực tiếp sử dụng nhà ở đó.
Đối với nhà chung cư thuộc diện phá dỡ, xây dựng lại thì trong nội dung quyết định thu hồi phải ghi rõ việc bố trí chỗ ở tạm thời, việc tái định cư được thực hiện theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
(3) Tên cơ quan, đơn vị thực hiện thu hồi nhà ở hoặc cưỡng chế thu hồi nhà ở; trách nhiệm bàn giao nhà ở, tiếp nhận bàn giao nhà ở;
(4) Thời hạn thực hiện thu hồi hoặc cưỡng chế thu hồi nhà ở;
(5) Kinh phí thực hiện thu hồi hoặc cưỡng chế thu hồi nhà ở;
(6) Phương án quản lý, sử dụng nhà ở sau khi thu hồi hoặc cưỡng chế thu hồi.
Lưu ý: Cũng theo Điều 80 Nghị định 95/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
- Đối với trường hợp thu hồi căn hộ nhà chung cư quy định tại khoản 2 Điều 78 Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì quyết định thu hồi không phải có các nội dung tại các mục (3), (4), (5) và (6) nêu trên.
- Trường hợp thu hồi căn hộ nhà chung cư quy định tại khoản 3 Điều 78 Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì quyết định thu hồi không phải có các nội dung tại mục (5) và (6) nêu trên; thời hạn thực hiện thu hồi được thực hiện đồng thời với thời hạn cưỡng chế di dời.
Có được bán nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 125 Luật Nhà ở 2023 có quy định như sau:
Việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công
1. Nhà ở thuộc tài sản công phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; việc cho thuê, cho thuê mua và bán nhà ở phải đúng đối tượng, đủ điều kiện, theo đúng quy định của Luật này. Tiền bán, cho thuê mua nhà ở thuộc tài sản công sau khi trừ chi phí hợp lý phải được bố trí trong dự toán chi ngân sách dùng để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc tài sản công.
2. Đối với nhà ở công vụ thì chỉ được sử dụng để cho thuê; đối với nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thì được xây dựng để cho thuê, cho thuê mua, bán, trường hợp được đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công thì chỉ để cho thuê, cho thuê mua.
Trường hợp cần đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có thể lập đề án bán nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân đang cho thuê, trừ trường hợp nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 113 của Luật này, gửi Bộ Xây dựng thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công không được sử dụng đế bán mà chỉ được sử dụng để cho thuê, cho thuê mua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?