10 mẫu trang trí bảng tổng kết năm học đơn giản? Thời hạn báo cáo tổng kết năm học về Bộ Giáo dục là khi nào?
10 mẫu trang trí bảng tổng kết năm học đơn giản? Vẽ bảng tổng kết cuối năm?
Tham khảo 10 mẫu trang trí bảng tổng kết năm học đơn giản dưới đây:
Hình từ Internet |
Hình từ Internet |
Hình từ Internet |
Hình từ Internet |
Hình từ Internet |
Hình từ Internet |
Hình từ Internet |
Hình từ Internet |
Hình từ Internet |
Hình từ Internet |
10 mẫu trang trí bảng tổng kết năm học đơn giản? Vẽ bảng tổng kết cuối năm? (Hình từ Internet)
Thời hạn báo cáo tổng kết năm học về Bộ Giáo dục và Đào tạo là khi nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có quy định như sau:
Điều 1. Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
7. Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo như quy định trên thì các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phải kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có quy định như sau:
Trách nhiệm thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định:
a) Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với thực tiễn của địa phương.
b) Thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với quy định tại Điều 1 của Quyết định này để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; đối với các trường hợp đặc biệt phát sinh, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thực hiện.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.
b) Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về:
- Tình hình chuẩn bị năm học và tình hình tổ chức khai giảng năm học 2024 - 2025 trước ngày 10 tháng 9 năm 2024;
- Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 và kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua, đề nghị xét khen thưởng năm học trước ngày 25 tháng 6 năm 2025.
Theo đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 và kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua, đề nghị xét khen thưởng năm học cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 25 tháng 6 năm 2025.
Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là gì?
Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục được quy định tại Điều 11 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy định của Luật Người khuyết tật.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm để người học được học liên tục, hiệu quả.
Theo như quy định trên thì Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục.
Ngoài ra thì nhà nước còn khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille.
Bên cạnh đó còn phải tổ chức dạy ngoại ngữ bảo đảm để người học được học liên tục, hiệu quả.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu dành cho học sinh cuối cấp THCS của giáo viên chủ nhiệm? Trách nhiệm của GVCN trong việc đánh giá học sinh THCS?
- Nguyên Chủ tịch nước từ trần có tổ chức Lễ Quốc tang hay không? Lễ Quốc tang bao nhiêu ngày?
- Quốc tang mới nhất: Việt Nam để Quốc tang bao nhiêu ngày? Những ai được tổ chức Quốc tang? Quốc tang không được làm gì?
- Nêu cảm nghĩ của em sau 5 năm học ở trường Tiểu học? Mẫu bài văn nêu cảm nghĩ của em sau 5 năm học ở trường Tiểu học ra sao?
- Mẫu phiếu khảo sát sinh viên đại học đã tốt nghiệp về chất lượng đào tạo tại trường đại học? Tải về mẫu ở đâu?