Bài phát biểu dành cho học sinh cuối cấp THCS của giáo viên chủ nhiệm? Trách nhiệm của GVCN trong việc đánh giá học sinh THCS?
Bài phát biểu dành cho học sinh cuối cấp THCS của giáo viên chủ nhiệm?
Tham khảo Bài phát biểu dành cho học sinh cuối cấp THCS của giáo viên chủ nhiệm dưới đây:
Bài phát biểu dành cho học sinh cuối cấp THCS của giáo viên chủ nhiệm Các em học sinh yêu quý! Tiếng trống khai giảng năm học ... - ... vẫn còn vẳng bên tai mà giờ đây phút chia tay sắp điểm. Ngày các thầy cô đón các em vào trường, các em còn bao bỡ ngỡ, lạ lẫm. Có đôi mắt trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ nhìn thầy, cô. Có cái quay mặt đi vì ngại ngùng chưa quen thầy, quen bạn. Vậy mà, giờ phút chia tay đã đến quá gần với chúng ta. Cuộc đời của mỗi con người là một cuộc hành trình không biết dài hay ngắn, chỉ biết rằng đã có điểm xuất phát thì sẽ có điểm kết thúc và quãng đời học sinh của các em chính là một trong những cuộc hành trình đó. Bốn năm, quãng thời gian quá ngắn ngủi so với cuộc đời của mỗi em. Nhưng cũng đủ để các em gắn bó với thầy cô, bạn bè. Bốn năm ấy đã để lại bao kỷ niệm buồn - vui để rồi khi rời xa mỗi người đều giữ cho mình một kí ước tuổi học trò tươi đẹp. Các em yêu quý! Cám ơn các em vì những ngày chung sống dưới mái trường THCS ......... này. Trải qua cuộc hành trình 4 năm cùng các em, thầy cô như được sống lại tuổi trẻ của mình. Trẻ vì cái hồn nhiên, vô tư của các em, trẻ vì thường nhớ lại tuổi học trò của mình, trẻ vì luôn phải luôn năng động đổi mới để có thể trở thành người đồng hành cùng các em. Thế nhưng giờ đây, sân trường sẽ chỉ còn tiếng văng vẳng của ve, chỉ còn cây phượng phủ kín cả sân trường. Thời gian thì vẫn cứ trôi, việc kết thúc 4 năm học tại trường THCS là một bước đệm để cho các em bước tiếp trên con đường tương lai của chính mình. Tạm biệt các em. Chúc các em thực hiện được lý tưởng và những ước mơ cao đẹp của mình. Chúc các em luôn mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc trong cuộc sống. Cuối cùng, kính chúc các quí vị đại biểu, các quí thầy cô giáo, các quí vị phụ huynh dồi dào sức khỏe. |
*Bài phát biểu dành cho học sinh cuối cấp THCS của giáo viên chủ nhiệm trên chỉ mang tính chất tham khảo
Bài phát biểu dành cho học sinh cuối cấp THCS của giáo viên chủ nhiệm? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc đánh giá học sinh trung học cơ sở là gì?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc đánh giá học sinh trung học cơ sở như sau:
- Giúp Hiệu trưởng quản lí việc đánh giá học sinh của lớp học theo quy định của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
- Xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học; tổng hợp kết quả rèn luyện và học tập của học sinh từng học kì, cả năm học trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh.
- Đánh giá kết quả rèn luyện từng học kì và cả năm học của học sinh; lập danh sách học sinh được lên lớp, đánh giá lại các môn học, rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen thưởng.
- Ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh:
+ Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
+ Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp; được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông; khen thưởng.
- Hướng dẫn học sinh tự nhận xét trong quá trình rèn luyện và học tập. Phối hợp với giáo viên môn học, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để giáo dục học sinh và tiếp nhận thông tin phản hồi về quá trình rèn luyện và học tập của học sinh.
- Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về quá trình, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
Tiêu chuẩn của nhà giáo là gì?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
Theo đó, tiêu chuẩn của nhà giáo bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi hương liệu làm thay đổi thành phần cấu tạo của sản phẩm thì có phải công bố lại sản phẩm không?
- Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập? Thành lập hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích gì?
- Cắt tải sự cố là gì? Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện cắt tải sự cố theo yêu cầu của ai?
- Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tên gọi là gì? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương quy định ra sao?
- Công văn 5423/SYT-NVY kích hoạt ứng phó Covid 19 trước biến thể Omicron XEC tại Thành phố Hồ Chí Minh?