1 khối nước là bao nhiêu tiền? Trung bình 1 người xài bao nhiêu khối nước 1 tháng? Giá nước sinh hoạt do ai quy định?

1 khối nước là gì? 1 khối nước tương đương bao nhiêu lít? Trung bình 1 người xài bao nhiêu khối nước 1 tháng? Bảng giá nước sinh hoạt mới nhất hiện nay như thế nào? Cung cấp nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền?

1 khối nước là gì? 1 khối nước tương đương bao nhiêu lít?

"1 khối nước" là cách gọi thông thường trong sinh hoạt để chỉ 1 mét khối (1 m³) nước.

1 khối nước bằng bao nhiêu lít?

Đơn vị tính như sau:

1m = 10dm = 100cm = 1000mm

=> 1m³ = 1000dm³ = 1.000.000cm³ = 1.000.000.000 mm³

mà 1dm3 = 1 lít nước. Theo đó, 1 m³ = 1000dm³ = 1000 lít nước.

Như vậy, 1 khối nước = 1 mét khối = 1 m³ = 1.000 lít nước.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

1 khối nước là bao nhiêu tiền? Trung bình 1 người xài bao nhiêu khối nước 1 tháng? Giá nước sinh hoạt do ai quy định?

1 khối nước là bao nhiêu tiền? Trung bình 1 người xài bao nhiêu khối nước 1 tháng? Giá nước sinh hoạt do ai quy định? (Hình từ Internet)

Trung bình 1 người xài bao nhiêu khối nước 1 tháng? 1 khối nước bao nhiều tiền? Bảng giá nước sinh hoạt mới nhất hiện nay như thế nào?

Trung bình 1 người dùng khoảng 4,5 - 6,5 khối nước trong 1 tháng, tương đương khoảng 4500 - 6500 lít nước. Trong đó:

- Việc đi vệ sinh, tắm rửa, đánh răng, rửa mặt và một hoạt động cá nhân khác: 3000 - 4500 lít/tháng.

- Nấu ăn và rửa thực phẩm: 900 - 1500 lít/tháng.

- Giặt quần áo: 1500 - 3000 lít/tháng.

Số liệu trên đây chỉ là số liệu tham khảo, đối với người ít nấu ăn hơn hoặc không nấu ăn thì lượng nước sử dụng cũng sẽ có phần chênh lệch và tùy các hoạt động khác như nuôi cá, trồng cây,... tuy nhiên về cơ bản thì trung bình một người ở trọ có thể sử dụng trong khoảng khối nước này.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Bảng giá nước sinh hoạt mới nhất hiện nay như thế nào? Mức giá bán lẻ nước sạch do ai quy định?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 44/2021/TT-BTC quy định khung giá nước sạch như sau:

Khung giá nước sạch được quy định như sau:

STT

Loại

Giá tối thiểu (đồng/m³)

Giá tối đa (đồng/m³)

1

Đô thị đặc biệt, đô thị loại 1

3.500

18.000

2

Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5

3.000

15.000

3

Khu vực nông thôn

2.000

11.000

Chú ý: Khung giá nước sạch này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Ngoài ra, hàng năm, đơn vị cấp nước chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch và giá nước sạch dự kiến cho năm tiếp theo.

Trường hợp các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh nước sạch biến động làm giá nước sạch năm tiếp theo tăng hoặc giảm, đơn vị cấp nước lập hồ sơ phương án giá nước sạch gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định điều chỉnh.

Đối với trường hợp sau khi đơn vị cấp nước rà soát, giá thành 01m³ nước sạch năm tiếp theo biến động tăng ở mức đơn vị cấp nước cân đối được tài chính thì đơn vị cấp nước có công văn gửi Sở Tài chính để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giữ ổn định giá nước sạch (để biết).

(căn cứ tại Điều 4 Thông tư 44/2021/TT-BTC)

Như vậy, mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Cung cấp nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại điểm b khoản 3, điểm e khoản 6 Điều 44 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng mạng lưới cấp nước
...
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm áp lực nước tối thiểu của các họng cứu hỏa theo tính toán của mạng lưới đường ống;
b) Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quy định.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc báo cáo theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thiết kế, xây lắp, bảo trì, sử dụng và kiểm tra các thiết bị của khách hàng sử dụng nước đấu nối vào mạng lưới cấp nước của đơn vị cấp nước phải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc đảm bảo chất lượng dịch vụ tại điểm đấu nối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
đ) Buộc bảo đảm áp lực nước tối thiểu của các họng cứu hỏa theo tính toán của mạng lưới đường ống với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
e) Buộc cung cấp nước sạch bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
g) Buộc thực hiện các biện pháp cấp nước tạm thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân ở khu vực bị ảnh hưởng theo quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
h) Buộc lắp đặt hệ thống các trụ cứu hỏa theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
i) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của hệ thống cung cấp nước sạch với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
k) Buộc xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển nhượng quyền kinh doanh dịch vụ cấp nước theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Như vậy, tổ chức có hành vi cung cấp nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng cho người dân có thể bị phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng.

Trường hợp cá nhân vi phạm thì sẽ chịu mức phạt bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với tổ chức cho cùng một hành vi vi phạm (căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP). Đồng nghĩa, cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.

Nước sinh hoạt Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nước sinh hoạt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
1 khối nước là bao nhiêu tiền? Trung bình 1 người xài bao nhiêu khối nước 1 tháng? Giá nước sinh hoạt do ai quy định?
Pháp luật
Quy chuẩn QCVN 01-1:2024/BYT chất lượng nước sạch sinh hoạt? Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 2024 thế nào?
Pháp luật
Thông tư 52 2024 BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt? Tải Thông tư 52 BYT về nước sạch?
Pháp luật
Nước sinh hoạt thuế VAT bao nhiêu từ 1/7/2025? Bảng giá nước sinh hoạt 2025 bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Một số hóa chất khử trùng nước thông dụng trong mùa bão lụt? Người dân có nghĩa vụ chủ động dự trữ thiết bị xử lý nước trong mùa bão lụt không?
Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết các bước khử trùng nước ăn uống trong mùa lũ lụt theo Bộ Y tế? Các biện pháp cơ bản ứng phó lũ lụt?
Pháp luật
Hướng dẫn xử lý các giếng để lấy nước sinh hoạt sau bão như thế nào? Việc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt?
Pháp luật
Các bước xử lý nước ăn uống trong khi ngập lụt? Tin cảnh báo ngập lụt có nêu độ sâu ngập lụt lớn nhất không?
Pháp luật
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nước sinh hoạt
22 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào