06 Hạng mục hỗ trợ chi phí của Quỹ Hỗ trợ đầu tư theo Nghị định 182? Phương thức hỗ trợ chi phí?
06 Hạng mục hỗ trợ chi phí của Quỹ Hỗ trợ đầu tư theo Nghị định 182?
Theo Điều 16 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hạng mục và đối tượng áp dụng hỗ trợ chi phí
1. Hạng mục hỗ trợ chi phí của Quỹ bao gồm:
a) Chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
b) Chi phí nghiên cứu và phát triển;
c) Chi phí đầu tư tạo tài sản cố định;
d) Chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
đ) Chi phí đầu tư công trình hạ tầng xã hội;
e) Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
...
Như vậy, 06 Hạng mục hỗ trợ chi phí của Quỹ Hỗ trợ đầu tư bao gồm:
- Chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
- Chi phí nghiên cứu và phát triển;
- Chi phí đầu tư tạo tài sản cố định;
- Chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
- Chi phí đầu tư công trình hạ tầng xã hội;
- Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
06 Hạng mục hỗ trợ chi phí của Quỹ Hỗ trợ đầu tư theo Nghị định 182? Phương thức hỗ trợ chi phí? (hình từ internet)
Phương thức hỗ trợ chi phí từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư là gì?
Theo Điều 15 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức hỗ trợ chi phí
Quỹ chi trực tiếp bằng tiền để hỗ trợ hạng mục chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
Như vậy, Quỹ Hỗ trợ đầu tư chi trực tiếp bằng tiền để hỗ trợ hạng mục chi phí nêu trên.
Lưu ý: Đối tượng được hưởng hỗ trợ chi phí bao gồm:
- Doanh nghiệp công nghệ cao;
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
- Doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao;
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển.
Hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí đầu tư bao gồm những gì?
Theo Điều 28 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí như sau:
Hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 182/2024/NĐ-CP bao gồm:
- Văn bản đề nghị hỗ trợ chi phí. Tải về
- Bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, Giấy chứng nhận dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản trước ngày Luật Công nghệ cao có hiệu lực về việc ghi nhận thông tin doanh nghiệp công nghệ cao.
+ Đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư thực hiện hoạt động công nghệ cao trong khu công nghệ cao thì không cần nộp các giấy tờ quy định tại khoản này.
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư trong giai đoạn đề nghị hỗ trợ chi phí.
- Bản sao Báo cáo tài chính của năm đề nghị hỗ trợ đã được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập thuộc danh mục Công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán do Ủy ban chứng khoán nhà nước công bố năm liền trước năm lập báo cáo tài chính. Báo cáo chi phí được hỗ trợ đã được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập kèm bảng kê khai các chi phí đề nghị hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này. Chi phí đề nghị hỗ trợ phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp và được lưu trữ tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Bản sao hợp lệ kết quả kiểm tra định kỳ kết quả hoạt động của các tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, Giấy chứng nhận dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ nếu doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ chi phí quy định tại điểm d khoản 3 Điều 30 Nghị định này.
+ Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 30 Nghị định này, doanh nghiệp chưa có kết quả kiểm tra định kỳ thì muộn nhất ngày 15 tháng 1 của năm dương lịch tiếp theo năm nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí, doanh nghiệp bổ sung tài liệu cho Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
+ Đối với trường hợp doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản trước ngày Luật Công nghệ cao có hiệu lực về việc ghi nhận thông tin doanh nghiệp công nghệ cao thì không phải nộp giấy tờ theo quy định tại khoản này.
- Danh sách lao động do doanh nghiệp đang sử dụng kèm theo bản gốc hoặc bản sao văn bản xác nhận của cơ quan bảo hiểm về việc tham gia bảo hiểm cho người lao động.
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp.
- Văn bản cam kết về việc hưởng hỗ trợ được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này, từ bỏ quyền khiếu kiện quốc tế (nếu có) liên quan đến hoạt động hỗ trợ chi phí theo Nghị định này.
- Tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin nghỉ trực Tết dành cho người lao động? Người lao động trực Tết Âm lịch hưởng lương thế nào?
- Tải về Mẫu Báo cáo công tác chuyển tuyến định kỳ cho người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh mới nhất?
- Mẫu đơn yêu cầu chia di sản thừa kế gửi Tòa án? Di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ chia như thế nào?
- Có cần phải xây dựng Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư nếu chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu không?
- Xin giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội thế nào khi NLĐ cần nghỉ bệnh dài hơn 30 ngày? Mức hưởng ra sao?