02 Cách cập nhật Căn cước công dân trên VssID trên điện thoại và máy tính? Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân?
02 cách cập nhật Căn cước công dân trên VssID trên điện thoại và máy tính?
Tham khảo cách cập nhật số căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên điện thoại dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào Cổng Dịch vụ công BHXH, nhấn vào mục Đăng nhập. Nhập thông tin tài khoản VssID và mã xác nhận để đăng nhập để tiến hành thay đổi từ CMND sang CCCD trên BHXH (VssID).
Bước 2: Bấm vào biểu tượng hình người, chọn mục Thông tin tài khoản, kéo xuống phía dưới tìm đến mục Thông tin số CCCD, nhập số CCCD cá nhân, hoàn tất việc cập nhật.
Lưu ý: Nội dung hướng dẫn cập nhật số căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên điện thoại chỉ mang tính chất tham khảo
o0o
Tham khảo cách cập nhật số căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên máy tính dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào Cổng Dịch vụ công BHXH, đăng nhập bằng tài khoản VssID.
Bước 2: Xác nhận đăng nhập thành công và tiến hành thay đổi thông tin số CCCD.
Bước 3: Nhập số CCCD mới vào mục thông tin cá nhân, hoàn tất việc cập nhật.
Lưu ý: Nội dung hướng dẫn cập nhật số căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên máy tính chỉ mang tính chất tham khảo
02 Cách cập nhật Căn cước công dân trên VssID trên điện thoại và máy tính? Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân?
Căn cứ vào Điều 6 Luật Căn cước 2023 quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân như sau:
(1) Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước đầy đủ, chính xác, kịp thời.
(2) Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật.
(3) Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
(4) Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về người dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
(5) Cấp, quản lý căn cước điện tử; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này.
(6) Quản lý về định danh và xác thực điện tử.
(7) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về căn cước theo quy định của pháp luật.
Các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Căn cước?
Các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Căn cước được quy định tại Điều 7 Luật Căn cước 2023, cụ thể như sau:
(1) Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật.
(2) Giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật.
(3) Nhũng nhiễu, gây phiền hà, phân biệt đối xử khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
(4) Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không chính xác, cung cấp trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu về căn cước hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
(5) Không thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Căn cước 2023:
Người được cấp thẻ căn cước
1. Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
3. Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
(6) Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi khác gây cản trở, rối loạn hoạt động của cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
(7) Làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước của người khác; thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; sử dụng thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận căn cước giả.
(8) Truy nhập, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán hoặc thực hiện các hoạt động khác liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử trái quy định của pháp luật.
(9) Khai thác, chia sẻ, mua, bán, trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Liên hệ bản thân về công tác cán bộ? Liên hệ thực tiễn về quản lý cán bộ công chức ở cơ sở? Liên hệ thực tế về công tác cán bộ?
- Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập tỉnh, xã, đổi tên đơn vị hành chính được lấy để hoàn thiện đề án sáp nhập đúng không?
- Cơ quan nào được sử dụng tiền thu từ việc xử phạt vi phạm về an toàn giao thông sau khi nộp vào ngân sách nhà nước?
- Có phải thực hiện kê khai giá đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi không?
- Sáp nhập tỉnh, xã: Bảo đảm đoàn kết dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương đúng không?