Yêu cầu về vốn đầu tư xây dựng trường cao đẳng sư phạm tư thục như thế nào? Hồ sơ, thủ tục thành lập trường ra sao?
Yêu cầu về vốn đầu tư xây dựng trường cao đẳng sư phạm tư thục như thế nào?
Trường cao đẳng sư phạm tư thục (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) có nêu như sau:
Điều kiện thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm công lập; cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm tư thục
1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường sư phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 02 ha đối với trường trung cấp sư phạm, tối thiểu là 05 ha đối với trường cao đẳng sư phạm. Địa điểm xây dựng trường phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường.
4. Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng đối với trường trung cấp sư phạm, 100 tỷ đồng đối với trường cao đẳng sư phạm. Vốn đầu tư xây dựng trường công lập phải được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch, vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và có minh chứng hợp pháp.
Theo đó đối với trường cao đẳng sư phạm tư thục thì vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục gồm các tài liệu gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) thì hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục gồm:
- Văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức, cá nhân đối với trường tư thục. Văn bản phải ghi cụ thể: Lý do đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường; tên trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm đào tạo; chức năng, nhiệm vụ của trường; ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo;
- Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;
- Đề án thành lập trường nêu rõ: Sự cần thiết thành lập trường, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tên gọi của trường; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; ngành nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; dự kiến về cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình đăng ký ngành nghề đào tạo và tuyển sinh; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội;
- Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành đào tạo, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho học tập, giảng dạy;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất);
- Văn bản xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án, các minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường tư thục;
- Đối với trường tư thục, hồ sơ còn phải có:
+ Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn.
+ Danh sách trích ngang các thành viên ban sáng lập.
+ Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập.
+ Dự kiến chủ tịch và hội đồng quản trị của trường.
Trình tự, thủ tục cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 79 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) thì trình tự thực hiện thủ tục cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với trường cao đẳng sư phạm).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ thành lập trường.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.
Bước 2: Quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cho phép thành lập trường đã hoàn thiện, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập đối với trường trung cấp sư phạm tư thục. Trường hợp không đồng ý thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
Quyết định cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục phải gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục phải gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?