Yêu cầu kinh nghiệm với chuyên gia là thành viên Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường là gì?
- Yêu cầu kinh nghiệm với chuyên gia là thành viên Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường là gì?
- Việc thành lập hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường là trách nhiệm của cơ quan nào?
- Trách nhiệm tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái được quy định như thế nào?
Yêu cầu kinh nghiệm với chuyên gia là thành viên Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường là gì?
Căn cứ tại Điều 114 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường như sau:
Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ
1. Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, thẩm định, đánh giá các dữ liệu, chứng cứ đã được thu thập để xác định, tính toán thiệt hại đối với môi trường; bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, khách quan; chịu trách nhiệm trước cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về kết quả thẩm định dữ liệu, chứng cứ.
2. Cơ cấu, thành phần hội đồng:
a) Hội đồng phải có ít nhất 07 thành viên với cơ cấu, thành phần gồm: 01 Chủ tịch hội đồng, trường hợp cần thiết có thêm 01 Phó Chủ tịch hội đồng, 01 thành viên thư ký là công chức hoặc viên chức của cơ quan tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ; đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan; đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; các chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực có liên quan;
b) Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có kinh nghiệm công tác ít nhất là 07 năm nếu có trình độ đại học, ít nhất là 05 năm nếu có trình độ thạc sỹ, ít nhất là 03 năm nếu có trình độ tiến sỹ;
c) Hội đồng do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập phải có đại diện của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái;
Như vậy, Hội đồng phải có ít nhất 07 thành viên với cơ cấu, thành phần gồm:
- 01 Chủ tịch hội đồng, trường hợp cần thiết có thêm 01 Phó Chủ tịch hội đồng,
01 thành viên thư ký là công chức hoặc viên chức của cơ quan tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ;
- Đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
- Các chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực có liên quan.
Trong đó, yêu cầu đối với chuyên gia là thành viên Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường là phải có kinh nghiệm công tác ít nhất là 07 năm nếu có trình độ đại học, ít nhất là 05 năm nếu có trình độ thạc sỹ, ít nhất là 03 năm nếu có trình độ tiến sỹ.
Yêu cầu đối với chuyên gia là thành viên Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường là gì? (Hình từ Internet)
Việc thành lập hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường là trách nhiệm của cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 113 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về trách nhiệm của cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường như sau:
Trách nhiệm của cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường
...
4. Tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
a) Tổ chức thực hiện hoặc thuê đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp để thu thập dữ liệu, chứng cứ; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tính toán thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái;
b) Thành lập hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường theo quy định tại Điều 114 Nghị định này;
c) Đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại dựa trên kết quả tư vấn của hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ .
Như vậy, cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường theo quy định tại Điều 114 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Trách nhiệm tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái được quy định như thế nào?
Trách nhiệm yêu cầu bồi thường và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái được quy định tại khoản 2 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên; tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?