Ý nghĩa Ngày Kiến trúc Việt Nam? Ngày Kiến trúc Việt Nam là ngày nào? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương?
Ngày Kiến trúc Việt Nam là ngày nào?
Căn cứ vào Quyết định số 2008/QĐ-TTg năm 2010 quy định về Ngày Kiến trúc Việt Nam như sau:
Hàng năm lấy ngày 27 tháng 4 là “Ngày Kiến trúc Việt Nam” và tổ chức lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 4 năm 2011.
Việc tổ chức ngày Kiến trúc Việt Nam hàng năm phải bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả nhằm động viên và thu hút sự quan tâm của giới kiến trúc sư, các tầng lớp nhân dân, các nhà quản lý về kiến trúc – quy hoạch, các nhà đầu tư, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp đoàn kết, sáng tạo, tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; có hình thức khen thưởng, biểu dương, khuyến khích các tài năng kiến trúc cống hiến cho Tổ quốc.
Ngày Kiến trúc Việt Nam là ngày nào? Ý nghĩa Ngày Kiến trúc Việt Nam? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương? (Hình từ Internet)
Ý nghĩa Ngày Kiến trúc Việt Nam?
Trong khi cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc đang diễn ra khốc liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương tập hợp số kiến trúc sư Việt Nam được đào tạo tại trường Mỹ thuật Đông Dương trước Cách mạng Tháng Tám, đang làm việc phân tán tại nhiều nơi ở vùng tự do và chiến khu Việt Bắc, để thành lập tổ chức đầu tiên của giới kiến trúc sư Việt Nam.
Ngày 27/4/1948, Đại hội thành lập Đoàn kiến trúc sư Việt Nam (tiền thân của Hội kiến trúc sư Việt Nam ngày nay) đã diễn ra tại Thản Sơn, xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên (nay là tỉnh Vĩnh Phúc) với sự có mặt của các kiến trúc sư tiêu biểu: Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp, Trần Hữu Tiềm, Đoàn Văn Minh, Nguyễn Ngọc Chân. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên và căn dặn: “…chú trọng đặc biệt tới vấn đề nhà ở tại thôn quê, tìm ra những kiểu nhà giản dị và cao ráo, sáng sủa và rẻ tiền.”
Ngày Kiến trúc Việt Nam là một mốc thời gian của một năm để nhắc nhở mọi người trong xã hội, trong lẫn ngoài nghề kiến trúc, đồng thanh tôn vinh, tri ân, khơi gợi lòng tự hào đối với người và việc kiến trúc.
Ngày Kiến trúc Việt Nam là ngày hội của toàn dân, của cộng đồng, của các nhà quản lý kiến trúc - quy hoạch, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng… những người đã và đang sát cánh cùng kiến trúc sư để tạo nên nhiều tác phẩm kiến trúc tốt, có chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Kỷ niệm Ngày Kiến trúc Việt Nam cũng là dịp để xã hội tôn vinh các tài năng kiến trúc, đồng thời khuyến khích và động viên giới kiến trúc sư, các nhà quản lý về kiến trúc - quy hoạch, các nhà đầu tư, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đoàn kết, sáng tạo, tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
*Thông tin về Ý nghĩa Ngày Kiến trúc Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo
Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương Ngày Kiến trúc Việt Nam?
(1) Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
(2) Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Từ (1) và (2) => Người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào Ngày Kiến trúc Việt Nam do Ngày Kiến trúc Việt Nam không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên:
(i) Nếu trong trường hợp Ngày Kiến trúc Việt Nam rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ vào Ngày Kiến trúc Việt Nam thì người lao động vẫn được nghỉ.
(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào Ngày Kiến trúc Việt Nam, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
- Tổng hợp tranh vẽ Dinh Độc Lập đẹp nhất, đơn giản? Vẽ Dinh Độc Lập đơn giản? Hình ảnh Dinh Độc Lập vẽ đẹp nhất?
- Bộ câu hỏi về Nghị quyết 76 về cải cách hành chính file word có đáp án? Trắc nghiệm Nghị quyết 76 có đáp án?
- Để trở thành tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng 2 cần phải có bằng trung cấp trở lên đúng không?
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Đoan Ngọ 2025? Còn bao nhiêu ngày nữa đến mùng 5 tháng 5 âm lịch năm 2025?