Ý nghĩa lịch sử của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? Hướng dẫn tổ chức ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 9?
Ý nghĩa lịch sử của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Ý nghĩa lịch sử của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều 1 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015, cụ thể như sau:
Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 10 tháng 9 là Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP, Ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều 3 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015, cụ thể như sau:
(1) Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.
(2) Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(3) Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
(4) Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.
(5) Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.
(6) Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.
(7) Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.
Ý nghĩa lịch sử của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? Hướng dẫn tổ chức ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 9? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn tổ chức ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 9?
Hướng dẫn tổ chức ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 9 được quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Năm tròn
(i) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 9 xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
(ii) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
(iii) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 9 theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
(2) Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 9. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
(3) Kinh phí tổ chức ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 9 được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Trong đó: theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP thì:
- Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
- Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Ngoài ra, trong năm 2024 - Kỷ niệm 69 năm Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (10/9/1955 - 10/9/2024) sẽ tổ chức theo năm khác, tức tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 9. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhân dân như thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 thì quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhân dân như sau:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết Nhân dân; động viên, hỗ trợ Nhân dân thực hiện dân chủ, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cá nhân tiêu biểu là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và tham gia các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, tổ chức.
- Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành, viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhân dân tham gia ý kiến, phản ánh, kiến nghị với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về những vấn đề Nhân dân quan tâm để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.
- Nhân dân giám sát hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bảo đảm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình với Nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?