Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh và hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng như thế nào?
- Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền là gì?
- Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm là gì?
- Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như thế nào?
- Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lạm dụng vị trí độc quyền như thế nào?
Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền là gì?
(1) Căn cứ Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường như sau:
- Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
- Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.
- Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.
(2) Căn cứ Điều 25 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về doanh nghiệp có vị trí độc quyền như sau:
- Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh và hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng như thế nào?
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm là gì?
Căn cứ Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm như sau:
- Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
+ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
+ Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
+ Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
+ Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
+ Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
- Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:
+ Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
+ Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
+ Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
+ Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
Như vậy, từ những căn cứ trên có thể nhận định hai hành vi bao gồm: Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh và hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng đã vi phạm pháp luật về cạnh tranh căn cứ điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018.
Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như sau:
- Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
+ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
+ Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
+ Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
+ Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
+ Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
+ Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Như vậy đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với thức phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Bị xử phạt bổ sung bằng cách bị tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp còn buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh và cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lạm dụng vị trí độc quyền như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lạm dụng vị trí độc quyền như sau:
- Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:
+ Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;
+ Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
+ Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
+ Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;
+ Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
+ Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
+ Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
+ Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Như vậy đối với hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với thức phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền. Bị xử phạt bổ sung bằng cách bị tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Doanh nghiệp còn bị buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền; Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; Khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở; Loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng; Khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến nội dung lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và quy định về xử phạt vi phạm hành chính mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?