Xử phạt quảng cáo khám chữa bệnh như thế nào? Vi phạm các quy định về quảng cáo trang thiết bị y tế ra sao?
Xử phạt quảng cáo khám chữa bệnh hiện nay như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật quảng cáo như sau:
"1. Nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động;
b) Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép."
Xử phạt quảng cáo khám chữa bệnh
Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh ra sao?
Căn cứ Điều 56 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh như sau:
"1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi;
b) Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này."
Vi phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ
Căn cứ Điều 55 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ có nội dung không phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ mà thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên sản phẩm;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mà không bảo đảm một trong các yêu cầu sau đây:
a) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ";
b) Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
c) Buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi sản phẩm quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này."
Vi phạm các quy định về quảng cáo trang thiết bị y tế
Căn cứ Điều 54 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo trang thiết bị y tế có nội dung không phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc Giấy phép nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Thông tin không kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khách hàng về các cảnh báo liên quan đến sự cố, tác dụng không mong muốn của trang thiết bị y tế.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo không đúng với tính năng, tác dụng của trang thiết bị y tế;
b) Giấu giếm các cảnh báo liên quan đến sự cố, tác dụng không mong muốn của trang thiết bị y tế;
c) Quảng cáo mà thiếu tên, chủng loại, hãng sản xuất, nước sản xuất trang thiết bị y tế hoặc tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm bảo hành sản phẩm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này."
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Có được quảng cáo trên bìa của một tạp chí không? Cơ quan báo chí quảng cáo trên bìa của một tạp chí bị phạt bao nhiêu?
Sự kiện bất ngờ là gì? Công dân thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ có bị xử phạt không?
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Download Biểu mẫu Nghị định 118 file word mới nhất? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 118?
Mức phạt hành chính đối với hành vi hủy hoại đất mới nhất hiện nay theo Nghị định 123 2024 thế nào?
Người có hành vi vẽ lên cột điện tại nơi công cộng mà không được sự cho phép của cơ quan sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Hành vi vận chuyển thủy sản có chứa tạp chất với giá trị sản phẩm là 530 triệu đồng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Vi phạm hành chính về hóa đơn là gì? Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn là bao nhiêu?
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?