Xử lý như thế nào khi người bán hàng hóa gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế?
- Xử lý như thế nào khi người bán hàng hóa gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế?
- Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được quy định như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ là gì?
Xử lý như thế nào khi người bán hàng hóa gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế?
Xử lý sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được quy định tại Điều 20 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Xử lý sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì liên hệ với cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ để hỗ trợ xử lý sự cố. Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
2. Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên. Tổng cục Thuế lựa chọn một số tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử có đủ điều kiện để ủy quyền cấp mã hóa đơn điện tử trong trường hợp hệ thống của cơ quan thuế gặp sự cố.
Trường hợp trong thời gian chưa khắc phục được sự cố của cơ quan thuế thì cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng. Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục, cơ quan thuế thông báo để các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, trường hợp người bán hàng hóa sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì liên hệ với cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ để hỗ trợ xử lý sự cố.
Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Xử lý như thế nào khi người bán hàng hóa gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được quy định tại Điều 21 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Quản lý tên và mật khẩu của các tài khoản đã được cơ quan thuế cấp.
- Tạo lập hóa đơn điện tử về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để gửi đến cơ quan thuế cấp mã và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của hóa đơn điện tử.
- Gửi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đến người mua ngay sau khi nhận được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ là gì?
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ được quy định tại Điều 55 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có quyền:
+ Tạo hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để sử dụng nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019.
+ Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu thuộc trường hợp và đối tượng quy định tại khoản 1, 3, 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019.
+ Sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;
+ Sử dụng hóa đơn hợp pháp để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh;
+ Khiếu kiện các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm các quyền tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn hợp pháp.
- Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ:
+ Lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
+ Quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo quy định tại Nghị định này;
+ Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP nếu sử dụng hóa đơn điện tử và chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
+ Công khai cách thức tra cứu, nhận file gốc hóa đơn điện tử của người bán tới người mua hàng hóa, dịch vụ;
+ Báo cáo việc sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
+ Gửi gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế đối với trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt không đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025 là bao nhiêu? Không đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nguyên tắc tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo Thông tư 14 bao gồm những nội dung như thế nào?
- Quyết định 1334 năm 2024 công bố TTHC thay thế, bãi bỏ lĩnh vực hoạt động xây dựng như thế nào?
- Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ từ 1/1/2025 thực hiện như thế nào?
- Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài? Tải về mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài chi tiết, mới nhất?