Xử lý nghiêm cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ có phải là biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam không?
- Xử lý nghiêm cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ có phải là biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam không?
- Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
- Công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan BHXH Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Xử lý nghiêm cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ có phải là biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị
1. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho bộ phận tham mưu, giúp việc việc tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan.
2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị.
3. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
4. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ quan, đơn vị; phát hiện và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị.
5. Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số.
Như vậy, việc phát hiện và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan đơn vị là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Xử lý nghiêm cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ có phải là biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 thì việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện như sau:
- Cơ quan, đơn vị vi phạm quy định của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Công chức, viên chức, người lao động lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý ký luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan BHXH Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam (gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 về quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan BHXH Việt Nam như sau:
Quyền của công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị
- Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị theo quy định của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, tố cáo đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị.
Nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị
- Tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị.
- Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật và Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023.
- Tôn trọng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị.
- Chấp hành quyết định của cơ quan, đơn vị.
- Kịp thời kiến nghị, phản ánh, báo cáo đến người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?