Xử lý kỷ luật Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc như thế nào? Tiêu chuẩn chung của Ủy viên Ủy ban MTTQ là gì?
Có mấy hình thức kỷ luật đối với Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc?
Có mấy hình thức kỷ luật đối với Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, căn cứ tại tiểu mục 15.1 Mục 15 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT năm 2020 hướng dẫn Điều 33 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định có 3 hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cho thôi (thôi công nhận) là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cụ thể như sau:
- Khiển trách: Áp dụng đối với những thành viên vi phạm lần đầu, ở mức độ nhẹ, nhất thời, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp.
- Cảnh cáo: Áp dụng đối với những thành viên vi phạm kỷ luật bị khiển trách mà còn tái phạm, hoặc vi phạm lần đầu nhưng tính chất tương đối nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng.
- Cho thôi (thôi công nhận) là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
+ Áp dụng đối với các cá nhân vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kỷ luật về Đảng, chính quyền từ cách chức trở lên.
+ Áp dụng đối với các tổ chức bị buộc giải thể theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước; những tổ chức thành viên trong thời gian dài không thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc mâu thuẫn trong nội bộ kéo dài không giải quyết được.
Xử lý kỷ luật Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc như thế nào? Tiêu chuẩn chung của Ủy viên Ủy ban MTTQ là gì? (Hình từ Internet)
Quy trình xử lý kỷ luật Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc được thực hiện như thế nào?
Quy trình xử lý kỷ luật Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc được thực hiện như thế nào, căn cứ tại tiểu mục 15.2 Mục 15 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT năm 2020 hướng dẫn Điều 33 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 về kỷ luật như sau:
Quy trình xử lý kỷ luật đối với Ủy viên Ủy ban là:
(1) Khi có văn bản của cấp ủy, chính quyền cùng cấp đề nghị xem xét, xử lý kỷ luật hành chính, đoàn thể theo quy định của cơ quan Nhà nước và Điều lệ của các tổ chức, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp có ủy viên bị xử lý kỷ luật họp Ban Thường trực xem xét để đánh giá sai phạm của Ủy viên. Về hình thức kỷ luật của Ủy ban MTTQ Việt Nam không cao hơn mức kỷ luật của Đảng, chính quyền (hường hợp cần thiết có thể mời ủy viên có sai phạm tham dự cuộc họp). Trong trường hợp Ủy viên Ủy ban vi phạm không phải là đảng viên, cán bộ, công chức thì Ban Thường trực yêu cầu ủy viên đó viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật. Ban Thường trực thảo luận thống nhất đề nghị hình thức kỷ luật (bằng biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín).
(2) Tổ chức hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam để xem xét quyết định hình thức kỷ luật: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam báo cáo kết quả cuộc họp xem xét hình thức kỷ luật đối với Ủy viên vi phạm kỷ luật. Hội nghị thảo luận, xem xét quyết định hình thức kỷ luật (bằng bỏ phiếu kín); nếu có trên ½ (một phần hai) số Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tán thành hình thức kỷ luật nào thì Ủy viên đó phải chịu hình thức kỷ luật đó. Trong trường hợp không có hình thức kỷ luật nào có số phiếu trên ½ (một phần hai), thì được phép cộng dồn từ hình thức cao hơn trở xuống đến khi đạt trên 50% phiếu tán thành ở hình thức nào thì sẽ kỷ luật ở hình thức đó.
Ví dụ: Số phiếu mức kỷ luật khiển trách là 40%; số phiếu mức kỷ luật cảnh cáo là 35%; số phiếu mức kỷ luật cho thôi là thành viên là 25%, thì hình thức kỷ luật sẽ là cảnh cáo (25%+35%=60%).
Trường hợp, 01 cá nhân đồng thời tham gia Ủy ban từ 2 cấp trở lên, thì việc xử lý hình thức kỷ luật do Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp cao nhất quyết định, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp thấp hơn có văn bản đề nghị xem xét hình thức xử lý kỷ luật đối với Ủy viên vi phạm, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên có Ủy viên vi phạm xem xét quyết định hình thức kỷ luật.
(3) Thông báo đến các tổ chức, cơ quan đơn vị, cá nhân có liên quan biết về quyết định kỷ luật đối với Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam.
Tiêu chuẩn chung của Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc là gì?
Căn cứ tại Mục 2 Phần III Hướng dẫn 104-/HD-MTTW-BTT năm 2023 quy định về tiêu chuẩn của Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tiêu chuẩn chung của Ủy viên Ủy ban như sau:
- Có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tán thành mục tiêu tương đồng là xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc.
- Thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
- Tán thành Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Có khả năng tập hợp, đoàn kết nhân dân; tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, các chương trình công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Đảm bảo sức khỏe, có kiến thức và khả năng đóng góp ý kiến với cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo, quản lý; đóng góp ý kiến với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc xây dựng, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Có uy tín, tiêu biểu, đại diện cho một giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, một lĩnh vực, ngành nghề hoặc đại diện cho người Việt Nam ở nước ngoài.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài sản cố định thuộc quyền quản lý nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có phải trích khấu hao không?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 15 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo 15 4 2025? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 15 4 2025?
- Thường trực Hội đồng nhân dân được quyết định những nội dung nào trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp?
- Thuyền trưởng có địa vị pháp lý ra sao? Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng được quy định như thế nào?
- Quy trình xử lý hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ tại Văn phòng Bộ Tài chính năm 2025 theo Quyết định 1018?