Xử lý di sản thừa kế như thế nào trong trường hợp hết thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật?
Không có di chúc thì việc phân chia di sản thừa kế xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
...
Theo đó, trường hợp không có di chúc thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 chia người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo đó, vì ông của anh không để lại di chúc nên mảnh đất của ông anh sẽ được chia thừa kế theo pháp luật và bố của anh là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Di sản thừa kế (Hình từ Internet)
Xử lý di sản thừa kế như thế nào trong trường hợp hết thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Đối chiếu với các quy định trên, trường hợp gia đình anh đang ở ổn định, không có tranh chấp trên mảnh đất do ông anh để lại trong khoảng thời gian 30 năm trở lên tính từ thời điểm ông anh mất thì di sản thừa kế thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản là bố anh.
Gia đình anh có thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng để có căn cứ chuyển quyền sử dụng mảnh đất đó sang cho bố anh.
Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế thực hiện theo quy định của Luật công chứng.
Trường hợp thời gian gia đình anh sinh sống trên mảnh đất đó chưa đủ 30 năm tính từ thời điểm ông anh mất, thì việc khai nhận di sản thừa kế cần có sự tham gia của tất cả những người thừa kế cùng hàng thừa kế với bố của anh.
Di chúc không chỉ định và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thừa kế thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Như vậy di chúc không chỉ định và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thừa kế thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?