Xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân bằng hình thức cảnh cáo được thực hiện như thế nào?
Xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân bằng hình thức cảnh cáo được thực hiện như thế nào?
Xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân bằng hình thức cảnh cáo được thực hiện theo điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
- Lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý yêu cầu cán bộ, chiến sĩ vi phạm viết bản tự kiểm điểm về hành vi vi phạm và tự nhận hình thức xử lý vi phạm; tổ chức thẩm tra, xác minh, kết luận về hành vi vi phạm của cán bộ, chiến sĩ; nếu vi phạm đã rõ thì không cần xác minh.
Căn cứ nội dung tự kiểm điểm của cán bộ, chiến sĩ và kết quả xác minh, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, xét thấy cần thiết phải tạm đình chỉ công tác của cán bộ, chiến sĩ vi phạm thì ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định;
- Nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân;
- Sau khi xử lý, báo cáo bằng văn bản về cơ quan điều lệnh cấp trên trực tiếp hoặc đơn vị ra thông báo. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo cáo cấp có thẩm quyền chuyển tài liệu cho cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều lệnh Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Hồ sơ xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân bằng hình thức cảnh cáo gồm những gì?
Hồ sơ xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân bằng hình thức cảnh cáo được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
Trình tự, thẩm quyền, hồ sơ xử lý vi phạm điều lệnh
...
2. Thẩm quyền xử lý
a) Trường hợp có căn cứ xử lý bằng hình thức phê bình thì do thủ trưởng đơn vị (đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh) hoặc thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp (đối với đơn vị vi phạm điều lệnh) quyết định;
b) Trường hợp có căn cứ xử lý bằng hình thức hạ bậc danh hiệu thi đua năm hoặc không xét tặng danh hiệu thi đua năm thì do Hội đồng thi đua, khen thưởng cùng cấp hoặc Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trên trực tiếp quyết định;
c) Trường hợp có căn cứ xử lý bằng hình thức xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về nhận xét, đánh giá và xếp loại cán bộ trong Công an nhân dân;
d) Trường hợp có căn cứ xử lý bằng hình thức từ Khiển trách trở lên thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
3. Hồ sơ xử lý, bao gồm:
a) Biên bản kiểm tra điều lệnh hoặc biên bản vi phạm điều lệnh; biên bản xác minh, các tài liệu chứng cứ khác (nếu có);
b) Báo cáo kiểm điểm của đơn vị vi phạm điều lệnh; bản tự kiểm điểm, tường trình của cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh;
c) Biên bản họp xét, đề nghị xử lý vi phạm; biên bản kiểm phiếu (nếu có);
d) Quyết định xử lý, thông báo kết quả xử lý vi phạm.
4. Hồ sơ tài liệu xử lý vi phạm điều lệnh do cơ quan tham mưu đề xuất xử lý vi phạm lưu trữ. Việc lưu trữ hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác văn thư hành chính, hồ sơ lưu trữ văn bản quản lý nhà nước trong Công an nhân dân.
Theo đó, hồ sơ xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân bằng hình thức cảnh cáo gồm:
- Biên bản kiểm tra điều lệnh hoặc biên bản vi phạm điều lệnh; biên bản xác minh, các tài liệu chứng cứ khác (nếu có);
- Bản tự kiểm điểm, tường trình của cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh;
- Biên bản họp xét, đề nghị xử lý vi phạm; biên bản kiểm phiếu (nếu có);
- Quyết định xử lý, thông báo kết quả xử lý vi phạm.
Thời gian xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân là bao lâu?
Thời gian xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được thực hiện theo Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
Trong thời gian 15 ngày (ngày làm việc) kể từ khi nhận được thông báo kết quả kiểm tra điều lệnh, thủ trưởng đơn vị có cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh phải tổ chức kiểm điểm, quyết định hình thức xử lý hoặc đề xuất hình thức xử lý.
Kết quả xử lý vi phạm điều lệnh phải báo cáo bằng văn bản về cơ quan điều lệnh cấp trên trực tiếp và đơn vị ra thông báo, đồng thời thông báo cho đơn vị, người phát hiện vi phạm chậm nhất 20 ngày (ngày làm việc) kể từ khi nhận được đủ hồ sơ, tài liệu vi phạm.
Trường hợp có nhiều tình tiết cần phải làm rõ khi xử lý, thời gian xem xét xử lý và báo cáo kết quả xử lý có thể kéo dài hơn nhưng tối đa không quá 30 ngày (ngày làm việc).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?