Xử lý bom mìn, vật nổ trước khi huỷ đốt, trong lúc huỷ đốt và sau khi huỷ đốt phải đảm bảo những quy định an toàn nào?
Xử lý bom mìn, vật nổ trước khi huỷ đốt phải đảm bảo những quy định an toàn nào?
Căn cứ theo tiết 6.4.1 tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định như sau:
Quy định an toàn xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp đốt
6.4.1. Quy định an toàn trước khi hủy đốt
6.4.1.1. Mỗi lần đốt không quá 2 dải, mỗi dải đốt bom mìn, vật nổ theo quy định quy đổi uy lực nổ không quá 20 kg đương lượng TNT.
6.4.1.2. Toàn đội xử lý phải được huấn luyện đầy đủ những nội dung được nêu trong 5.6.1.3.
6.4.1.3. Những người làm việc khi thực hiện hủy đốt bom mìn, vật nổ phải chấp hành nghiêm các quy định an toàn khi tiếp xúc với bom mìn, vật nổ, vật liệu dễ cháy, dễ nổ.
6.4.1.4. Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển xác định bảo đảm an toàn và hoạt động tốt mới được làm việc.
6.4.1.5. Hàng ngày, trước khi vào làm việc, người chỉ huy phải:
- Nhắc lại các quy định an toàn, phân công người phụ trách từng công việc trong hủy đốt bom mìn, vật nổ;
- Kiểm tra các thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển bảo đảm tốt và an toàn;
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe và trạng thái tâm lý của các thành viên, nếu không đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho công việc phải thay người khác;
- Kiểm tra an toàn súng, đạn (cảnh giới). Nhắc nhở nhân viên cảnh giới đứng đúng vị trí, làm đúng nhiệm vụ trong khu vực được phân công;
- Kiểm tra việc nắm các ký, tín hiệu trong quá trình hủy đốt bom mìn, vật nổ. Yêu cầu từng người ký vào sổ an toàn, cam kết thực hiện nghiêm quy trình công nghệ, các quy định an toàn.
6.4.1.6. Đường từ dải đốt bom mìn, vật nổ đến hầm chỉ huy, hầm trú ẩn và giữa các hầm với nhau phải được dọn sạch và làm bằng phẳng dễ đi lại.
6.4.1.7. Khi điểm hỏa để đốt đường dẫn lửa thì trên đường đi về hầm ẩn nấp của người điểm hỏa phải cắm cờ đỏ để người đó chạy về đúng hầm trú ẩn của mình.
6.4.1.8. Xung quanh các dải đốt bom mìn, vật nổ phải dọn sạch các vật dễ cháy.
6.4.1.9. Tất cả các phương tiện, hỏa cụ dùng cho mồi lửa phải theo yêu cầu sau:
- Nụ xùy phải lấy ở lô Cấp 1, Cấp 2;
- Dây cháy chậm phải đảm bảo tốc độ cháy theo đúng tiêu chuẩn Cấp 1 (tốc độ cháy 1 cm/s).
Xử lý bom mìn (Hình từ Internet)
Quy định an toàn xử lý bom mìn, vật nổ trong hủy đốt thực hiện như thế nào?
Theo tiết 6.4.2 tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định:
Quy định an toàn xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp đốt
...
6.4.2. Quy định an toàn trong hủy đốt
6.4.2.1. Đội trưởng đội xử lý phải là người chỉ huy trực tiếp dây chuyền hủy đốt bom mìn, vật nổ. Ở từng bộ phận trên dây truyền phải phân công người phụ trách và phân công an toàn viên ở bộ phận đó.
6.4.2.2. Không được tự động làm thêm hoặc bớt các thao tác của quy trình công nghệ. Trường hợp còn nghi ngờ về mức độ an toàn hoặc trong quá trình làm việc gặp vướng mắc, thiết bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng phải dừng ngay công việc và báo cáo với người chỉ huy để kịp thời xử lý. Không tự ý sửa chữa, giải quyết sự cố xảy ra.
6.4.2.3. Bom mìn, vật nổ đưa vào hủy đốt phải được kiểm tra, yêu cầu phải đúng chủng loại. Nếu phát hiện không đúng chủng loại được hủy đốt phải báo cáo ngay người chỉ huy để xử lý.
6.4.2.4. Mọi người chỉ được làm việc tại vị trí công tác của mình, không đi lại lộn xộn sang vị trí khác hoặc làm phần việc không được phân công. Phải có đủ phương tiện bảo hộ lao động và chịu trách nhiệm về an toàn phần việc mình làm.
6.4.2.5. Bom mìn, vật nổ vận chuyển từ hầm chờ đốt đến dải đốt phải có hòm, dùng quang và đòn khiêng để khiêng. Mỗi lần khiêng không quá 50 kg. Nếu đường tốt cho phép dùng xe cải tiến để vận chuyển nhưng phải đẩy xe từ từ không làm rơi đổ hòm bom mìn, vật nổ, mỗi chuyến không quá 100 kg.
6.4.2.6. Khi xếp bom mìn, vật nổ xuống dải đốt phải dùng tay và làm hết sức nhẹ nhàng. Phải xếp bom mìn, vật nổ thành từng lớp, hết lớp này đến lớp khác. Xếp lần lượt từng dải, xong dải này mới chuyển sang xếp dải khác.
6.4.2.7. Trước khi bố trí phương tiện châm lửa vào dải hủy người chỉ huy bãi hủy phải ra lệnh đưa các phương tiện vận chuyển và những người không có nhiệm vụ điểm hỏa về hầm ẩn nấp. Chỉ có người chỉ huy và những người làm nhiệm vụ điểm hỏa dải hủy ở lại để chuẩn bị mồi cháy dải hủy.
6.4.2.8. Người chỉ huy phải cầm chìa khóa hòm đựng diêm hoặc bật lửa, không giao chìa khóa cho bất kỳ ai.
6.4.2.9. Người chỉ huy chỉ phát lệnh “Điểm hỏa” dải hủy khi nhận đủ tín hiệu an toàn từ các chốt cảnh giới báo về.
6.4.2.10. Mỗi người chỉ được điểm hỏa cho 1 dải hủy. Khi điểm hỏa xong phải chạy ngay về hầm ẩn nấp. Ở vị trí điểm hỏa phải có ít nhất 2 người (1 người chỉ huy và 1 người điểm hỏa). Trong trường hợp hủy đốt 2 dải/lần người chỉ huy phải quan sát người điểm hỏa đầu tiên sau 30 s phải phát lệnh cho tất cả mọi người trên bãi hủy chạy về hầm ẩn nấp, kể cả người không điểm hỏa được.
6.4.2.11. Khối lượng bom mìn, vật nổ hủy đốt trong 1 dải không quá 20 kg đương lượng TNT. Mỗi lần hủy không quá 2 dải. Số bom mìn, vật nổ còn lại chờ hủy đốt lần sau phải để ở hầm tạm chứa. Không hủy đốt bom mìn, vật nổ khác loại cùng 1 dải.
6.4.2.12. Trước khi hủy đốt bom mìn, vật nổ mọi người phải xuống hầm ẩn nấp, không được đứng ngồi trên mặt đất. Người chỉ huy kiểm tra lại xác định an toàn mới được phát lệnh điểm hỏa.
6.4.2.13. Thao tác giật nụ xùy phải đúng quy định. Cho phép đóng 2 đinh từ 3 cm đến 5 cm trên một tấm gỗ nhỏ để kẹp giữ nụ xùy khi giật.
6.4.2.14. Không dùng dây cháy chậm có chiều dài nhỏ hơn 1,5 m;
6.4.2.15. Nếu sau khi điểm hỏa dải hủy không cháy, không có khói phải đợi 15 min người chỉ huy mới được lên kiểm tra xác định nguyên nhân rồi ra lệnh điểm hỏa lại.
6.4.2.16. Sau khi dải hủy đã cháy hết và hết khói phải đợi sau 15 min người chỉ huy mới lên kiểm tra xem bom mìn, vật nổ đã cháy hết chưa. Nếu có bom mìn, vật nổ văng ra ngoài phải để nguyên tại chỗ rồi dùng mồi lửa điểm hỏa lại tuyệt đối không được cầm di chuyển đi chỗ khác.
6.4.2.17. Chỉ được phát lệnh an toàn để tiếp tục chuẩn bị cho đợt hủy đốt tiếp theo sau khi xác định bãi hủy đã an toàn.
Sau mỗi lần hủy đốt xử lý bom mìn, vật nổ phải đáp ứng những quy định an toàn nào?
Tại tiết 6.4.3 tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định:
Quy định an toàn xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp đốt
...
6.4.3. Quy định an toàn sau hủy đốt
6.4.3.1. Sau mỗi lần hủy đốt người chỉ huy phải trực tiếp kiểm tra dải hủy, bãi hủy, tổ chức hủy tại chỗ hết số bom mìn, vật nổ văng ra chưa cháy hết và xác định bãi hủy bảo đảm an toàn mới được tổ chức hủy tiếp lần 2.
6.4.3.2. Hủy lần 2 phải làm dải hủy ở vị trí khác cách dải hủy cũ không nhỏ hơn 10 m.
6.4.3.3. Sau một ngày làm việc trước khi nghỉ, người chỉ huy phải trực tiếp kiểm tra bãi hủy, khi bảo đảm an toàn, cho lấp các dải hủy rồi mới phát lệnh rút người cảnh giới ở các chốt về vị trí quy định. Thu dọn, bảo quản phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư gọn gàng, nhận xét ưu khuyết điểm và tổ chức về đơn vị.
6.4.3.4. Trường hợp hủy nhiều ngày phải tổ chức canh gác bãi hủy, nơi tạm chứa bom mìn, vật nổ chờ hủy. Không cho người không có nhiệm vụ vào bãi hủy.
6.4.3.5. Tổ chức kiểm tra bãi hủy, khi bảo đảm an toàn phải lập biên bản. Bàn giao lại cho địa phương (nếu bãi hủy mượn của địa phương) xong mới về đơn vị.
Trên đây là từng giai đoạn khi thực hiện phương pháp đốt bao gồm: Xử lý bom mìn, vật nổ trước khi huỷ đốt, trong lúc huỷ đốt và sau khi huỷ đốt phải đảm bảo những quy định an toàn nêu trên theo quy định.
Tiêu hủy bom mìn vật nổ được thực hiện như thế nào?
Bom mìn vật nổ là gì? Đảm bảo an toàn về con người khi rà phá bom mìn vật nổ như thế nào? Chuẩn bị mặt bằng trước khi rà phá ra sao?
Khảo sát bom mìn vật nổ là gì? Khi hoạt động khảo sát bom mìn vật nổ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Thế nào là điều tra bom mìn vật nổ? Định mức dự toán rà phá bom mìn vật nổ gồm có những mức nào?
Khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Công tác chuẩn bị để khảo sát xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ được quy định như thế nào?
Khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Để điều tra xác định khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ gồm các thiết bị nào?
Trong công tác điều tra xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ cần chuẩn bị những gì? Các trang bị nào cần có trong việc điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ?
Trình tự thực hiện điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ theo các bước thế nào? Tiêu chí xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì?
Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để chi hỗ trợ các hoạt động nào?
Trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thế nào?
Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được gửi về đâu?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bom mìn vật nổ
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?