Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi có thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ?
- Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi có thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ?
- Xe ô tô tạm nhập khẩu không thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng người khai hải quan đề nghị nộp thì thực hiện thế nào?
- Hình thức của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào?
Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi có thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ?
Căn cứ Phụ lục V ban bành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan
Xem và tải toàn bộ Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan
Theo đó, dựa trên Danh mục nên trên thì mặt hàng ô tô có mã số hàng hóa thuộc Chương 87 sẽ thuộc hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan, trừ:
- Xe ô tô chuyên dùng; xe ô tô đầu kéo container;
- Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ;
- Xe ô tô nhập khẩu thuộc diện quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển; hàng viện trợ của nước ngoài; phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;
- Xe ô tô nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất; chuyển khẩu; gửi kho ngoại quan; quá cảnh;
- Xe ô tô nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng theo giấy phép hoặc giấy xác nhận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền, phân cấp.
Như vậy, xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ không thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi có thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ? (hình từ Internet)
Xe ô tô tạm nhập khẩu không thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng người khai hải quan đề nghị nộp thì thực hiện thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định đối với xe ô tô tạm nhập khẩu không thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Danh mục Phụ lục V nêu trên nhưng người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì thực hiện khai theo quy định tại Điều 11 Thông tư 33/2023/TT-BTC.
Xe ô tô tạm nhập khẩu không thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng người khai hải quan đề nghị nộp thì thực hiện theo Điều 11 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau:
- Trường hợp nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (mã REX theo Hiệp định EVFTA, mã EORI theo Hiệp định UKVFTA, mã CE theo Hiệp định ATIGA hoặc RCEP) tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử theo mẫu số 02 Phụ lục II hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hợp Hiệp định thương mại tự do không quy định số tham chiếu và/hoặc không có mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, người khai hải quan khai tên chứng từ, số chứng từ, ngày cấp và tên tổ chức hoặc tên nhà xuất khẩu cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa kèm tên Hiệp định thương mại tự do áp dụng.
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan cấp văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ và còn trong thời hạn hiệu lực theo quy định tại Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai số hiệu, ngày cấp của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ trên ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy.
- Trường hợp áp dụng trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, người khai hải quan khai ngày cấp, đơn vị cấp Phiếu theo dõi trừ lùi tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy.
- Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp chưa khai thông tin hoặc khai chưa đúng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11. Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Hình thức của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định hình thức của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
- Đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người khai hải quan nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan theo quy định của Hiệp định thương mại tự do tương ứng;
- Đối với hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản này hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không ưu đãi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành đáp ứng các thông tin tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty trả lương cho nhân viên nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi có được đưa vào chi phí hợp lý?
- World AIDS Day là gì? World AIDS Day là ngày gì? World AIDS Day có được xem là ngày lễ lớn không?
- Diện tích tách thửa tối thiểu tại Hà Nội 2024 mới nhất? Diện tích tối thiểu tách thửa Hà Nội 2024 là bao nhiêu?
- Có được kết hôn lần hai với người khác khi chưa ly hôn không? Nam nữ ly hôn bao lâu thì được kết hôn lần hai?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp sổ hồng lần đầu cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký lần đầu?