Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách nhưng không gắn thiết bị giám sát hành trình bị phạt bao nhiêu tiền? Trường hợp này tài xế có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không?
- Đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm gì trong việc lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách nhưng không gắn thiết bị giám sát hành trình bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách nhưng không gắn thiết bị giám sát hành trình bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không?
Đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm gì trong việc lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe?
Theo Điều 15 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe như sau:
(1) Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ, thời gian người lái xe liên tục.
(2) Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
- Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định;
- Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông;
- Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu;
- Bố trí cán bộ thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải của phương tiện; thực hiện cảnh báo, xử lý người lái xe khi có vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị;
- Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm.
(3) Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 12 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, khoản 6 Điều 12 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe thực hiện quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe như sau:
“6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.”
Như vậy, trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định; duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông; cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu; bố trí cán bộ thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình; cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm. Ngoài ra đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, .. để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách nhưng không gắn thiết bị giám sát hành trình bị phạt bao nhiêu tiền?
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách nhưng không gắn thiết bị giám sát hành trình bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 6 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sâu:
"6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách;
b) Chở người trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý của xe;
c) Hành hung hành khách;
d) Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật giao thông đường bộ;
đ) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định hoặc có gắn thiết bị giám sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;
e) Điều khiển xe chở hành khách liên vận quốc tế không có hoặc không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia, phù hiệu liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp."
Như vậy, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách nhưng không gắn thiết bị giám sát hành trình bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách nhưng không gắn thiết bị giám sát hành trình bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không?
Theo điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung đối với người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách nhưng không gắn thiết bị giám sát hành trình như sau:
"8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7a Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 6, điểm b khoản 7 Điều này bị tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp."
Do đó, người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách nhưng không gắn thiết bị giám sát hành trình bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Như vậy, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách nhưng không gắn thiết bị giám sát hành trình bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách nhưng không gắn thiết bị giám sát hành trình bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?