Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới hình thức nào thì xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới hình thức nào thì xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Người có hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi thì có được giảm nhẹ hình phạt không?
Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới hình thức nào thì xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
...
Như vậy, theo quy định, hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm:
(1) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
(2) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới hình thức nào thì được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh? (Hình từ Internet)
Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hình thức xử phạt đối với hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh được quy định tại Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Đồng thời, căn cứ khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
...
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
...
Theo đó, người có hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là:
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
- Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức, đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền của tổ chức.
Người có hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi thì có được giảm nhẹ hình phạt không?
Trường hợp người vi phạm tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
1. Tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
a) Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm;
c) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc;
d) Vi phạm lần đầu.
2. Tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần; tái phạm;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc, những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
d) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
...
Theo đó, người có hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh nhưng tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi thì được xem là tình tiết giảm nhẹ và có thể được xem xét giảm hình phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?