Xâm nhập mặn được hiểu như thế nào? Nội dung điều tra được quy định ra sao? Quan trắc bao gồm những gì?
Xâm nhập mặn được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2024/TT-BTNMT có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng qua cửa sông do ảnh hưởng của thủy triều, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.
2. Vùng sông ven biển bao gồm các sông, nhánh sông, kênh, rạch ở khu vực ven biển bị ảnh hưởng của thủy triều.
3. Độ mặn là lượng muối Natri clorua (NaCl) tính ra gam có trong 1.000 gam nước ở điều kiện bình thường (‰, g/l hoặc psu), trong đó psu là đơn vị độ mặn thực tế (practical sanility units).
4. Độ mặn bình quân thủy trực là độ mặn bình quân của các độ mặn thực đo ở các tầng mặt, giữa và đáy trên thủy trực.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì ta có thể hiểu xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng qua cửa sông do ảnh hưởng của thủy triều, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.
Xâm nhập mặn được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)
Nội dung điều tra khảo sát xâm nhập mặn hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 47/2024/TT-BTNMT có quy định:
Nội dung điều tra, khảo sát xâm nhập mặn
1. Điều tra, khảo sát xâm nhập mặn là xác định được các điểm quan trắc trên đoạn sông điều tra, khảo sát, đảm bảo xác định được diễn biến xâm nhập mặn (ranh giới mặn) gồm các bước sau:
a) Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát;
b) Công tác chuẩn bị điều tra, khảo sát;
c) Điều tra, khảo sát thực tế;
d) Lập hồ sơ điều tra, khảo sát;
đ) Phân công nhiệm vụ thực hiện điều tra, khảo sát.
2. Nội dung chi tiết điều tra, khảo sát xâm nhập mặn được quy định tại Phụ lục 9 kèm theo Thông tư này.
Căn cứ theo quy định trên thì nội dung điều tra khảo sát xâm nhập mặn hiện nay bao gồm:
Điều tra, khảo sát xâm nhập mặn là xác định được các điểm quan trắc trên đoạn sông điều tra, khảo sát, đảm bảo xác định được diễn biến xâm nhập mặn (ranh giới mặn) gồm các bước sau:
- Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát;
- Công tác chuẩn bị điều tra, khảo sát;
- Điều tra, khảo sát thực tế;
- Lập hồ sơ điều tra, khảo sát;
- Phân công nhiệm vụ thực hiện điều tra, khảo sát.
Ngoài ra, nội dung chi tiết điều tra, khảo sát xâm nhập mặn được quy định tại Phụ lục 9 kèm theo Thông tư 47/2024/TT-BTNMT.
Quan trắc trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 47/2024/TT-BTNMT có quy định:
Quan trắc trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn
1. Quan trắc mặn dọc sông:
a) Tại đoạn sông không có điểm quan trắc:
Khi xuất hiện đỉnh triều, dùng tầu, thuyền chạy dọc sông tại giữa dòng, theo hướng từ cửa sông ngược về thượng lưu, cứ 1km thực hiện quan trắc một điểm, tại vị trí giữa dòng (riêng sông ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì cách 3km quan trắc tại 01 điểm). Độ mặn được đo ở tầng giữa (0,5h) và đo đến khi độ mặn bằng 0,1‰ thì kết thúc. Trường hợp đang trong thời gian nước triều lên thì chờ đo tiếp đến đỉnh triều và độ mặn bằng 0,1‰ thì dừng lại.
b) Tại đoạn sông đã có điểm quan trắc:
Khi xuất hiện đỉnh triều, dùng tầu, thuyền chạy dọc sông tại giữa dòng, bắt đầu quan trắc từ điểm quan trắc mặn xa cửa sông nhất ngược về thượng lưu, cứ 1 km thực hiện quan trắc một điểm, tại vị trí giữa dòng (riêng sông ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì cách 3km quan trắc tại 01 điểm). Độ mặn được đo ở tầng giữa (0,5h) và đo đến khi độ mặn bằng 0,1‰ thì kết thúc. Trường hợp đang trong thời gian nước triều lên thì chờ đo tiếp đến đỉnh triều và độ mặn bằng 0,1‰ thì dừng lại. Số liệu quan trắc này sẽ kết hợp với số liệu quan trắc tại các điểm quan trắc cố định thành số liệu quan trắc mặn dọc sông.
2. Quan trắc mặn theo mặt cắt ngang sông:
Đối với sông có chiều rộng ≥ 200m, tùy theo mục đích điều tra, khảo sát thực hiện quan trắc mặn theo mặt cắt ngang sông tại 3 vị trí (thủy trực) trở lên.
3. Nội dung quan trắc độ mặn trong điều tra, khảo sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
4. Quan trắc, đo đạc hoặc thu thập một số yếu tố khí tượng thủy văn liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Như vậy, quan trắc trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn bao gồm:
- Quan trắc mặn dọc sông:
+ Tại đoạn sông không có điểm quan trắc:
Khi xuất hiện đỉnh triều, dùng tầu, thuyền chạy dọc sông tại giữa dòng, theo hướng từ cửa sông ngược về thượng lưu, cứ 1km thực hiện quan trắc một điểm, tại vị trí giữa dòng (riêng sông ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì cách 3km quan trắc tại 01 điểm). Độ mặn được đo ở tầng giữa (0,5h) và đo đến khi độ mặn bằng 0,1‰ thì kết thúc. Trường hợp đang trong thời gian nước triều lên thì chờ đo tiếp đến đỉnh triều và độ mặn bằng 0,1‰ thì dừng lại.
+ Tại đoạn sông đã có điểm quan trắc:
Khi xuất hiện đỉnh triều, dùng tầu, thuyền chạy dọc sông tại giữa dòng, bắt đầu quan trắc từ điểm quan trắc mặn xa cửa sông nhất ngược về thượng lưu, cứ 1 km thực hiện quan trắc một điểm, tại vị trí giữa dòng (riêng sông ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì cách 3km quan trắc tại 01 điểm). Độ mặn được đo ở tầng giữa (0,5h) và đo đến khi độ mặn bằng 0,1‰ thì kết thúc. Trường hợp đang trong thời gian nước triều lên thì chờ đo tiếp đến đỉnh triều và độ mặn bằng 0,1‰ thì dừng lại. Số liệu quan trắc này sẽ kết hợp với số liệu quan trắc tại các điểm quan trắc cố định thành số liệu quan trắc mặn dọc sông.
- Quan trắc mặn theo mặt cắt ngang sông:
Đối với sông có chiều rộng ≥ 200m, tùy theo mục đích điều tra, khảo sát thực hiện quan trắc mặn theo mặt cắt ngang sông tại 3 vị trí (thủy trực) trở lên.
- Nội dung quan trắc độ mặn trong điều tra, khảo sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 47/2024/TT-BTNMT
- Quan trắc, đo đạc hoặc thu thập một số yếu tố khí tượng thủy văn liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 47/2024/TT-BTNMT.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hành vi bị nghiêm cấm tại cơ sở cai nghiện ma túy theo Quyết định 1567 mới nhất năm 2025?
- Tiêu chí thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ được quy định như thế nào?
- Cơ quan thanh tra Công an nhân dân có con dấu riêng không? Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân?
- Thông tin trên thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động phải bao gồm các nội dung nào theo Nghị định 163?
- Đào tạo lái xe hạng B có phải lập báo cáo đăng ký sát hạch không? Đào tạo lái xe hạng B dùng mẫu báo cáo đăng ký sát hạch lái xe ra sao?