Xác định vùng canh tác hữu cơ là trách nhiệm của ai? Cá nhân canh tác hữu cơ cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Việc xác định vùng canh tác hữu cơ là trách nhiệm của ai? Phát triển và bảo vệ vùng canh tác hữu cơ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 68 Luật Trồng trọt 2018 quy định về Phát triển và bảo vệ vùng canh tác hữu cơ như sau:
Phát triển và bảo vệ vùng canh tác hữu cơ
1. Vùng canh tác hữu cơ phải được phát triển, bảo vệ và xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp, bảo đảm không bị ô nhiễm hóa chất từ bên ngoài.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và thông báo rộng rãi các vùng canh tác hữu cơ; ban hành quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trong phạm vi quản lý.
Theo quy định trên, vùng canh tác hữu cơ phải được phát triển, bảo vệ và xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp, bảo đảm không bị ô nhiễm hóa chất từ bên ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và thông báo rộng rãi các vùng canh tác hữu cơ. Đồng thời, ban hành quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trong phạm vi quản lý.
Phát triển và bảo vệ vùng canh tác hữu cơ (Hình từ Internet)
Cá nhân canh tác hữu cơ cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 69 Luật Trồng trọt 2018 quy định về Yêu cầu đối với canh tác hữu cơ như sau:
Yêu cầu đối với canh tác hữu cơ
1. Tổ chức, cá nhân canh tác hữu cơ phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ. Trường hợp xuất khẩu sản phẩm cây trồng hữu cơ thì áp dụng theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
2. Giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vật tư khác sử dụng trong canh tác hữu cơ phải đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và quy chuẩn kỹ thuật liên quan hoặc được sản xuất từ nguyên liệu và phương pháp phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
3. Không sử dụng hóa chất tổng hợp, chất kích thích sinh trưởng cây trồng, thực vật biến đổi gen trong quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến.
4. Việc ghi nhãn sản phẩm cây trồng hữu cơ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết về canh tác hữu cơ.
Theo quy định trên, cá nhân canh tác hữu cơ phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ. Trường hợp xuất khẩu sản phẩm cây trồng hữu cơ thì áp dụng theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vật tư khác sử dụng trong canh tác hữu cơ phải đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và quy chuẩn kỹ thuật liên quan hoặc được sản xuất từ nguyên liệu và phương pháp phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
- Không sử dụng hóa chất tổng hợp, chất kích thích sinh trưởng cây trồng, thực vật biến đổi gen trong quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến.
- Việc ghi nhãn sản phẩm cây trồng hữu cơ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà nước có đầu tư cho hoạt động canh tác hữu cơ không?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Trồng trọt 2018 quy định về Chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt như sau:
Chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt
1. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển trồng trọt; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động trồng trọt;
b) Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực trồng trọt;
c) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 của Luật này;
d) Đào tạo nguồn nhân lực về khuyến nông cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, canh tác hữu cơ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến; quản lý vùng trồng và truy xuất nguồn gốc;
...
d) Xây dựng cơ sở hạ tầng, phân tích, đánh giá điều kiện sản xuất ban đầu trong trồng trọt, đánh giá nông hóa, thổ nhưỡng phục vụ sản xuất hàng hóa tập trung; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến; sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học; canh tác hữu cơ; cơ giới hóa; phòng thử nghiệm quốc gia và kiểm nghiệm liên phòng quốc tế;
...
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
a) Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan trong trồng trọt;
b) Xã hội hóa dịch vụ công trong trồng trọt; nâng cao năng lực hoạt động đánh giá sự phù hợp;
c) Bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt;
d) Canh tác hữu cơ, canh tác kết hợp du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan, văn hóa, lịch sử ở khu vực nông thôn;
đ) Sử dụng phân bón hữu cơ.
Theo quy định trên, trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động canh tác hữu cơ. Đồng thời, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động canh tác hữu cơ.
Như vậy, Nhà nước không đầu tư cho hoạt động canh tác hữu cơ mà chỉ hỗ trợ trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động canh tác hữu cơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?