Xác định trường hợp tai nạn lao động nặng đối với những chấn thương nào ở vùng đầu? Chỉ được xóa bỏ hiện trường tai nạn lao động nặng khi nào?
- Xác định trường hợp tai nạn lao động nặng đối với chấn thương ở vùng đầu là những chấn thương nào?
- Khi xảy ra tai nạn lao động nặng người sử dụng lao động chỉ được xóa bỏ hiện trường khi nào?
- Chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động nặng sẽ do người sử dụng lao động hay người lao động chỉ trả?
Xác định trường hợp tai nạn lao động nặng đối với chấn thương ở vùng đầu là những chấn thương nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về phân loại tai nạn lao động như sau:
Phân loại tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Dẫn chiếu đến quy định Phụ lục II Danh mục các chấn thương để xác định phân loại tai nạn lao động nặng ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì những chấn thương ở vùng đầu được xác định là tại nạn lao động nặng gồm:
01 | Đầu, mặt, cổ |
011. | Các chấn thương sọ não hở hoặc kín; |
012. | Dập não; |
013. | Máu tụ trong sọ; |
014. | Vỡ sọ; |
015. | Bị lột da đầu; |
016. | Tổn thương đồng tử mắt; |
017. | Vỡ và dập các xương cuốn của sọ; |
018. | Vỡ các xương hàm mặt; |
019. | Tổn thương phần mềm rộng ở mặt; |
0110. | Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản. |
>>> Xem đầy đủ: Danh mục các chấn thương để xác định phân loại tai nạn lao động nặng tại đây Tải về
Xác định trường hợp tai nạn lao động nặng đối với những chấn thương nào ở vùng đầu? Chỉ được xóa bỏ hiện trường tai nạn lao động nặng khi nào? (Hình từ Internet)
Khi xảy ra tai nạn lao động nặng người sử dụng lao động chỉ được xóa bỏ hiện trường khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
...
Theo đó, người sử dụng lao động cần phải giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc trên và chỉ được xóa bỏ hiện trường tai nạn lao động nặng sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
Chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động nặng sẽ do người sử dụng lao động hay người lao động chỉ trả?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
...
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm chi trả toàn bộ các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động nặng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?