Xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi cầu và phần đường đầu cầu như thế nào?
Xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi cầu và phần đường đầu cầu như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi cầu (khoảng giữa đuôi hai mố cầu) và phần đường đầu cầu theo thiết kế được xác định như sau:
- Đối với cầu đường bộ ngoài đô thị, chiều rộng hành lang an toàn cầu đường bộ tính từ mép ngoài cùng phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu trở ra mỗi bên như sau: 150 mét đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300 mét; 100 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét; 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét; 20 mét đối với cầu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét.
+ Đối với phần cầu cạn không vượt sông thuộc phần đường dẫn lên cầu chính vượt sông lớn hơn 300 mét thì chiều rộng hành lang an toàn cầu tính từ phần đất để bảo vệ, bảo trì trở ra không nhỏ hơn 50 mét;
+ Trường hợp cầu cạn (bao gồm cầu vượt đường sắt, cầu vượt đường bộ, cầu xây dựng trên cao song hành với đường khác, các cầu trên cạn khác và phần cầu trên đường dẫn nằm ngoài khoảng cách hai bờ đê của cầu vượt sông) trên đường ngoài đô thị: chiều rộng hành lang an toàn đường bộ của cầu xác định theo cấp đường quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 165/2024/NĐ-CP;
- Đối với cầu trên đường trong đô thị, hành lang an toàn theo chiều ngang cầu đối với phần cầu chạy trên cạn, kể cả phần cầu chạy trên phần đất không ngập nước thường xuyên và các cầu bắc qua sông, kênh, rạch không có hoạt động vận tải đường thủy được tính từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu ra mỗi bên 7,0 mét; phần đường đầu cầu xác định như hành lang an toàn đường đô thị; đối với phần cầu còn lại xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 165/2024/NĐ-CP;
- Trường hợp không xác định được phạm vi đường đầu cầu theo thiết kế thì phần đường đầu cầu được tính từ đuôi mố trở ra theo chiều dọc cầu không nhỏ hơn: 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét trở lên, 30 mét đối với cầu có chiều dài nhỏ hơn 60 mét.
Xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi cầu và phần đường đầu cầu như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xác định và quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Đường bộ 2024 thì việc xác định và quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:
- Mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy mô, cấp kỹ thuật, hướng tuyến, phạm vi xây dựng công trình đường bộ;
- Chủ đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện cắm mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ; bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ;
- Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm công bố công khai mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ; điều chỉnh, bổ sung mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong thời gian quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
- Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường bộ khi bị chồng lấn với các công trình khác là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Luật Đường bộ 2024 quy định đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định theo nguyên tắc sau đây:
- Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt. Việc quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường sắt không được làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình đường bộ và an toàn giao thông;
- Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa, việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ đường thủy nội địa không được ảnh hưởng đến chất lượng công trình và an toàn giao thông;
- Đường bộ đi chung với đê hoặc có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đê, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang bảo vệ đê; trường hợp hành lang an toàn đường bộ lớn hơn hành lang bảo vệ đê thì tính theo hành lang an toàn đường bộ;
- Tại các đoạn đường chồng lấn, giao nhau, hành lang an toàn đường bộ được xác định theo đường có cấp kỹ thuật cao hơn; các đường liền kề nhau thì xác định hành lang an toàn đường bộ theo đường ngoài cùng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi bị nghiêm cấm tại cơ sở cai nghiện ma túy theo Quyết định 1567 mới nhất năm 2025?
- Tiêu chí thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ được quy định như thế nào?
- Cơ quan thanh tra Công an nhân dân có con dấu riêng không? Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân?
- Thông tin trên thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động phải bao gồm các nội dung nào theo Nghị định 163?
- Đào tạo lái xe hạng B có phải lập báo cáo đăng ký sát hạch không? Đào tạo lái xe hạng B dùng mẫu báo cáo đăng ký sát hạch lái xe ra sao?